Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Đánh giá kết quả của phác đồ Gemcitabin- Carboplatin trong điều trị UTPKTBNgiai đoạn IIIB, IV (2007-2011)

Đánh giá kết quả của phác đồ Gemcitabin- Carboplatin trong điều trị UTPKTBNgiai đoạn IIIB, IV (2007-2011)
Ung thư phổi (UTP) là loại ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu đồng thời cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư [9]. Tỷ lệ mắc ung thư phổi rất khác biệt giữa các nước và chỉ có 15,6% số bệnh nhân sống qua 5 năm sau khi chẩn đoán bệnh [22]. Theo Globocan 2008, toàn thế giới có khoảng 1,6 triệu người mới mắc UTP và khoảng 1,3 triệu người chết vì căn bệnh này. T ại Mỹ năm 2011 ước tính có khoảng 221.000 ca mới mắc UTP (115.000 ở nam và
106.0 ở nữ) và 159.000 người chết vì UTP (S5.6GG ở nam và 71.300 ở nữ). Ở Việt Nam, cũng theo Globocan 2008 nước ta có 20659 người mới mắc UTP chiếm 18,5% tổng số ca mới mắc ung thư và 17583 người chết vì UTP chiếm 21,4%. Theo ghi nhận ung thư tại Hà Nội giai đoạn 2006-2007 UTP chiếm vị trí thứ nhất ở nam giới, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi 39,9/100.000 và vị trí thứ tư ở nữ giới, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi 13,2/100.000.
Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới, UTP được chia làm 2 nhóm chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và ung thư phổi tế bào nhỏ (UTPTBN), trong đó UTPKTBN chiếm 80 - 85% [7][29].
UTP là bệnh có độ ác tính cao, tiến triển nhanh, di căn sớm vào nhiều tạng như gan, xương, não... bởi thế tiên lượng xấu. Triệu chứng lâm sàng của bệnh lại nghèo nàn, không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Do vậy dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán nhưng phần lớn bệnh nhân (khoảng 70%) đến viện ở giai đoạn muộn. Lúc này việc đánh giá mức độ lan tràn của bệnh để lựa chọn phác đồ điều trị hợp lý là rất quan trọng. Trong điều trị ung thư phổi, phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất đối với giai đoạn tổn thương còn khu trú trong lồng ngực. Hóa chất và xạ trị là những phương pháp được áp dụng khi bệnh ở giai đoạn muộn hơn.
Trước thập kỷ SG, điều trị hóa chất cho bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn muộn rất kém hiệu quả và nhiều tác dụng phụ. Từ khoảng hơn một thập kỷ nay, sự ra đời của các tác nhân thế hệ thứ ba như Taxane, Gemcitabine, Vinorelbine đã mở ra nhiều hy vọng khả quan hơn trong điều trị hóa chất UTPKTBN giai đoạn IIIB, IV [42][53]. Sau đó nhiều nghiên cứu phối hợp các thuốc mới kể trên với nhóm platin nhanh chóng được tiến hành và hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy các phác đồ phối hợp này không những làm tăng tỉ lệ đáp ứng, kéo dài thời gian sống thêm mà còn cải thiện được chất lượng sống và kiểm soát các triệu chứng của bệnh [55][71].
Gemcitabin là một hóa chất có hiệu quả rõ rệt trong điều trị UTP không tế bào nhỏ giai đoạn muộn, khi dùng đơn độc hay phối hợp với platin trong các thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, do các độc tính trên thính giác, thận và thần kinh của Cisplatin nên gần đây người ta có xu hướng thay thế thuốc này bằng Carboplatin - thế hệ 2 của hợp chất platin có tác dụng tương đương nhưng an toàn hơn [50] [54][62]. Do những hiệu quả và tính an toàn đã được chứng minh qua nhiều thử nghiệm lâm sàng, phác đồ Gemcitabin- Carboplatin đã trở thành một trong những phác đồ được khuyến cáo trong điều trị bước 1 UTPKTBN giai đoạn muộn trên thế giới.
Đã có nhiều nghiên cứu cả trong nước và trên thế giới đánh giá hiệu quả của phác đồ này với tỷ lệ đáp ứng cao, thời gian sống thêm kéo dài và tác dụng phụ chấp nhận được. Tại bệnh viện K và bệnh viện E phác đồ Gemcitabin - Carboplatin cũng đã được sử dụng trong điều trị UTPKTBN từ năm 2007 nhưng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của phác đồ này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV theo phân loại TNM năm 2010.
2. Đánh giá kết quả của phác đồ Gemcitabin- Carboplatin trong điều trị UTPKTBNgiai đoạn IIIB, IV (2007-2011). 
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1:TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ học và yếu tố bệnh sinh 4
1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 7
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng 7
1.2.2. Cận lâm sàng 9
1.2.3. Chẩn đoán xác định 12
1.3. Chẩn đoán giai đoạn 10
1.4. Các phương pháp điều trị 14
1.4.1 Điều trị theo giai đoạn 16
1.4.2. Điều trị hóa chất giai đoạn IIIB-IV 19
1.4.3. Chiến lược mới trong điều trị UTPKTBN 19
1.5. Các thuốc sử dụng trong nghiên cứu 22
1.5.1 Gemcitabin 22
1.5.2 Carboplatin 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25
2.2.2. Thu thập thông tin 26
2.3. Các bước tiến hành: 26
2.4. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu 29
2.5. Phân tích và xử lý số liệu 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 34
3.1.1 Tuổi và giới 34
3.1.2 Tiền sử hút thuốc 35
3.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 43
3.2.1 Đáp ứng điều trị 43
3.2.1. 1 Liều và chu kỳ điều trị 43
3.2.1.2 Đánh giá triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trij 42
3.2.2 Thời gian sống thêm 49
_3.2.2.1 Sống thêm toàn bộ và sống thêm trung bình 49
3.2.2.2 Sống thêm theo giai đoạn bệnh 50
3.2.2.3 Sống thêm theo mô bệnh học 51
3.2.2.4 Sống thêm theo đáp ứng 52
3.2.2.5 Sống thêm theo tình trạng toàn thân 53
3.2.3 Một số tác dụng phụ của phác đồ Gemcitabin- Carboplatin
52
3.2.3.1 Tác dụng phụ trên hệ tạo huyết 54
3.2.3.2 Tác dụng phụ ngoài hệ tạo huyết 55
Chương 4: BÀN LUẬN 56
4.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 56
4.1.1 Tuổi và giới 56
4.1.2 Tình trạng hút thuốc 54
4.1.3 Thời gian kể từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện 55
4.1.4. Triệu chứng lâm sàng 59
4.1.5. Cận lâm sàng 61
4.1.6. Mô bệnh học 62
4.1.7. Giai đoạn lâm sàng 63
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 65
4.2.1. Tỉ lệ đáp ứng 65
4.2.2. Thời gian sống thêm 69
4.2.3. Một số tác dụng phụ của phác đồ 73
KẾT LUẬN 75
KIẾN NGHỊ 77
CAOHOC.00098
Liên hệ quangthuboss@yahoo.com
0904.704.374
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét