Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIb – iv bằng phác đồ paclitaxel – carboplatin tại Hải Phòng

Luận văn thạc sĩ.Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi  không tế bào nhỏ giai đoạn IIIb – iv bằng phác  đồ  paclitaxel – carboplatin tại Hải Phòng
Lê Thị Huyền Sâm
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.BSCKII  NGUYỄN LAM HÒA
PGS.TS  NGUYỄN VĂN HIẾU
Ung thư phổi (UTP) là bệnh lý ác tính thường gặp nhất ở nhiều nước trên thế giới với số ca mới mắc mỗi năm tăng trung bình 0,5% [15]. Măc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng tỷ lệ tử vong do căn bệnh này còn khá cao. Hàng năm số người tử vong luôn gần bằng với số người mắc bệnh [56]. Tại Mỹ, ước tính trong năm 2010 có khoảng 222.520 ca mới mắc và 157.300 người chết vì UTP [50]. Ở Việt Nam, ghi nhận ung thư giai đoạn 2010 tại Hải Phòng, UTP gặp hàng đầu ở nam giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 52,0/100.000 dân và đứng thứ 2 trong các ung thư ở nữ giới với tỷ lệ 16,1/100.000 dân [8].
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, UTP được chia làm 2 nhóm chính dựa trên đặc điểm mô bệnh học là ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (UTPKPTBN) và ung thư phổi tế bào nhỏ (UTPTBN), trong đó UTPKPTBN chiếm 80 - 85% [3], [14], [15], [20], [50].
Do ở giai đoạn sớm triệu chứng bệnh thường nghèo nàn và không đặc hiệu, nên có khoảng 2/3 số bệnh nhân UTPKPTBN đến khám khi bệnh ở giai đoạn muộn [12], [15], [16]. Các phương pháp chính để điều trị UTPKPTBN bao gồm phẫu thuật, hóa chất và xạ trị. Trong đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với giai đoạn bệnh còn khu trú ở lồng ngực (I, II, IIIa), hóa chất có vai trò điều trị bổ trợ, còn khi bệnh tiến triển tại vùng hay đã lan tràn không còn khả năng phẫu thuật thì hóa chất và xạ trị lại là lựa chọn hàng đầu nhằm làm giảm giai đoạn, xoa dịu triệu chứng và kéo dài thời gian sống thêm.
Trước đây, việc điều trị hoá chất cho bệnh nhân UTPKPTBN giai đoạn muộn kém hiệu quả và nhiều tác dụng phụ. Từ năm 1990, hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy các phác đồ phối hợp nhóm platin với các thuốc mới như Taxane, Gemcitabine, Vinorelbine, không những làm tăng tỉ lệ đáp ứng, kéo dài thời gian sống thêm mà còn cải thiện được chất lượng sống và kiểm soát được các triệu chứng của bệnh [16], [25], [37], [50].
Paclitaxel là một Taxane có hiệu quả rõ rệt trong điều trị UTPKTBN giai đoạn muộn, khi dùng đơn độc hay phối hợp với Cisplatin trong các thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, do các độc tính trên thính giác, thận và thần kinh của Cisplatin nên gần đây người ta có xu hướng thay thế thuốc này bằng Carboplatin - thế hệ 2 của hợp chất platin có tác dụng tương đương nhưng an toàn hơn [16], [19], [37], [55]. Do những hiệu quả và tính an toàn đã được chứng minh qua nhiều thử nghiệm lâm sàng, phác đồ Paclitaxel - Carboplatin đã trở thành một trong những phác đồ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ [10], [50].
Cho đến nay, ở nước ta và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phác đồ này với tỷ lệ đáp ứng cao, thời gian sống thêm kéo dài và ít tác dụng phụ. Tại Trung Tâm Ung Bướu Hải Phòng phác đồ Paclitaxel - Carboplatin đã được sử dụng trong điều trị UTPKPTBN từ năm 2006 nhưng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá kết quả điều trị của phác đồ này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ Paclitaxel - Carboplatin trên bệnh nhân UTPKPTBN giai đoạn IIIb - IV tại Trung Tâm Ung Bướu Hải Phòng từ năm 2007 - 2011.
2. Nhận xét một số tác dụng phụ của phác đồ trên.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Dịch tễ học ung thư phổi và các yếu tố liên quan 3
1.1.1 .Dịch tễ học ung thư phổi 3
1.1.2. Các yếu tố liên quan 4
1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 7
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng 7
1.2.2. Cận lâm sàng 11
1.3. Chẩn đoán xác định 14
1.4. Chẩn đoán giai đoạn 14
1.5. Phân loại mô bệnh học 18
1.6. Các phương pháp điều trị 18
1.6.1 Điều trị theo giai đoạn 18
1.6.2 Điều trị UTPKTBN tái phát và không ĐƯ với phác đồ nghiên cứu .. 22
1.6.3 Chiến lược mới trong điều trị ung thư phổi 23
1.6.4. Điều trị hoá chất ở giai đoạn IIIb - IV 23
1.7. Các thuốc sử dụng trong nghiên cứu 28
1.7.1. Paclitaxel 28
1.7.2 Carboplatin 30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.1. Chuẩn lựa chọn 32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.2.2. Cỡ mẫu 33
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 33
2.2.4. Các thông tin cần thu thập 34
2.3. Kỹ thuật khống chế sai số 40
2.4. Phân tích và sử lý số liêu 40
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 40
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân 42
3.1.1. Tuổi và giới 42
3.1.2. Tình trạng bệnh nhân theo chỉ số Karnofsky: 44
3.1.3. Phân loại mô bệnh học 44
3.1.4. Phân giai đoạn bệnh 45
3.1.5. Vị trí di căn 45
3.2. Kết quả điều trị của phác đồ Paclitaxel - Carboplatin trên bệnh nhân
KPKPTBN giai đoạn IIIb - IV 45
3.2.1 Đáp ứng điều trị 46
3.2.2. Thời gian sống thêm 50
3.2.3. Một số tác dụng phụ của phác đồ Paclitaxel - Carboplatin 57
Chương 4: BÀN LUẬN 59
4.1. Đặc điểm chung bệnh nhân 59
4.1.1. Tuổi 59
4.1.2. Giới 60
4.1.3. Chỉ số KPS 60
4.1.4. Giai đoạn lâm sàng 61
4.1.5. Mô bệnh học 62
4.2. Kết quả điều trị của phác đồ Paclitaxel - Carboplatin trên bệnh nhân
UTPKPTBN giai đoạn IIIb - IV 63
4.2.1. Tỉ lệ đáp ứng 64
4.2.2. Thời gian sống thêm 68
4.2.3. Một số tác dụng phụ của phác đồ 74
KẾT LUẬN 79
KHUYẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Mã CAOHOC.00094
Liên hệ. quangthuboss@yahoo.com
0904.704.374

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét