Đánh giá kết quả xạ trị ung thư hạ họng - thanh quản giai đoạn III, IVa-b tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
Ung thư hạ họng - thanh quản là tổn thương ác tính xuất phát là từ lớp biểu mô Malpighi của niêm mạc bao phủ hạ họng - thanh quản. Đây là loại ung thư ít phổ biến trên thế giới, chiếm khoảng 20% trong các ung thư đường hô hấp và tiêu hoá trên. Ở Pháp và Ân Độ UTHH - TQ chiếm khoảng 12,15% trong tổng số các ung thư của đường tiêu hóa trên, đường hô hấp trên và chiếm 1% các loại ung thư[26]. Tại Mỹ UTHH TQ chiếm khoảng 10% trong các ung thư đường tiêu hoá trên, khoảng 0,5% các khối u ác tính, khoảng 24% các trường hợp UT vùng hạ họng - thanh quản và hàng năm số ca nhiễm mới là 3/100.000 nam [38]. Tại Anh có 1/100.000 nam mới mắc hàng năm[73].
Tại Việt Nam, ung thư hạ họng - thanh quản xếp thứ hai trong các ung thư vùng đầu mặt cổ, sau ung thư vòm họng[5]. Bệnh gặp nhiều ở nam giới (tỷ lệ nam/ nữ là 5/1) và ít gặp ở tuổi dưới 40, nhóm tuổi hay gặp nhất là khoảng 50 - 70 tuổi [35][72]. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành UTHH - TQ là: hút thuốc lá, nghiện rượu, các viêm nhiễm mạn tính vùng hạ họng, đặc biệt bệnh có liên quan với hội chứng trào ngược [67] [27].
Mô bệnh học - TQ chủ yếu là ung thư tế bào biểu mô phủ (Carcinoma). Có tới trên 90% là ung thư biểu mô vảy với các mức độ biệt hóa khác nhau.[55]
Đến nay, mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán nhưng do triệu chứng bệnh UTHH - TQ thường không rõ ràng, tổn thương nằm sâu, khó phát hiện, dễ bỏ sót bằng thăm khám Tai - Mũi - Họng thông thường nên khi được phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn. Ở giai đoạn này khó có thể phân biệt được rõ ràng là UTHH hay UT thanh quản, vì mô bệnh học của 2 loại Ut này là như nhau nên nhiều tác giả đều gọi chung UT khu vực này ở giai đoạn muộn là UTHH - TQ, có khoảng trên 80% bệnh nhân đến ở giai đoạn III - IV[35].
Điều trị UTHH - TQ chủ yếu bằng phẫu thuật và xạ trị, hóa trị cũng mới được sử dụng và đang trong giai đoạn nghiên cứu. Phẫu thuật là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên, nhưng thường phải cắt bỏ toàn bộ hạ họng - thanh quản, đây là một phẫu thuật lớn và phải được thực hiện ở những bệnh viện chuyên khoa sâu, có đầy đủ trang thiết bị với đội ngũ phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Đặc biệt phẫu thuật này làm mất chức năng phát âm của thanh quản, điều mà nhiều người bệnh không muốn chấp nhận. Hơn nữa, bệnh nhân phải mang lỗ thở suốt đời ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống[55]. Gần đây xu hướng điều trị bảo tồn thanh quản được chỉ định nhiều, giai đoạn sớm xạ trị đơn thuần mang lại kết quả tương đương phẫu thuật, phối hợp hóa xạ trị cho các UT hạ họng - thanh quản giai đoạn muộn đã cải thiện kiểm soát bệnh tại chỗ, giảm tỷ lệ tái phát, di căn xa, kéo dài thời gian sống thêm. Mặc dù vậy, vai trò của xạ trị trong điều trị UTHH - TQ vẫn là cơ bản, đặc biệt khi bệnh ở giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật, không đủ điều kiện điều trị hóa chất, hoặc những bệnh nhân không chấp nhận điều trị phẫu thuật cũng như hóa chất. Xạ trị đơn thuần là phương pháp điều trị nhằm làm giảm hoặc hết các triệu chứng cơ năng, thu nhỏ hoặc tan hết khối u và hạch, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống thêm của người bệnh.
Ở Việt Nam, xạ trị đơn thuần UTHH - TQ đã được sử dụng từ nhiều năm trước, nhất là những trường hợp ở giai đoạn muộn. Tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, từ 2008 máy gia tốc bắt đầu được đưa vào điều trị tia xạ cho bệnh nhân ung thư nói chung và UTHH - TQ nói riêng. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài " Đánh giá kết quả xạ trị ung thư hạ họng - thanh quản giai đoạn III, IVa-b tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung UTHH TQ giai đoạn III,IVa-b.
2. Đánh giá kết quả xạ trị UTHH - TQ giai đoạn III, IVa-b tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội từ tháng 2/2009 đến tháng 3/2012.
MỤ c LỤ c
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
c hương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu hạ họng - thanh quản 3
1.2. Giải phẫu bệnh ung thư hạ họng - thanh quản 8
1.2.1. Đại thể 8
1.2.2. Vi thể 8
1.3. Dịch tễ học và nguyên nhân của UTHH - TQ 9
1.4. Dạng lan tràn của bệnh 10
1.4.1 .Lan tràn tại chỗ 10
1.4.2. Bệnh tại vùng 11
1.4.3. Di căn xa 11
1.5. Chẩn đoán 12
1.5.1. Chẩn đoán lâm sàng 12
1.5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng 13
1.5.3. Chẩn đoán giai đoạn 15
1.6. Điều trị 16
1.6.1. Điều trị phẫu thuật 16
1.6.2. Xạ trị 17
1.6.3. Điều trị hoá chất 20
1.6.4. Điều trị miễn dịch 21
c hương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊ N CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 23
2.2.3. Nghiên cứu hồi cứu 24
2.2.4. Cách thức nghiên cứu 24
2.2.5. Đánh giá kết quả và thu thập thông tin: 29
2.3. Xử lý số liệu 35
2.4. Địa điểm nghiên cứu 35
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 35
c hương 3. KẾT QUẢ NGHIÊ N CỨU 36
3.1. Đặc điểm chung về dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của
ung thư hạ họng - thanh quản giai đoạn III, IVa-b 36
3.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi 36
3.1.2. Phân bố theo giới 36
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thói quen sinh hoạt 37
3.1.4. Lý do vào viện 38
3.1.5. Thời gian đến khám bệnh 38
3.1.6. Toàn thân 39
3.1.7. Các triệu chứng cơ năng 40
3.1.8. Vị trí của khối u nguyên phát 41
3.1.9. Hình thái tổn thương u 41
3.1.10. Phân bố nhóm hạch cổ di căn nguyên phát 42
3.1.11. Tính chất hạch: 42
3.1.12. Giai đoạn bệnh theo TNM 43
3.1.13. Thể mô bệnh học và độ mô học 44
3.1.14. Gía trị của CLVT trong đánh giá tổn thương 45
3.1.15. Đánh giá hạch trên siêu âm vùng cổ 45
3.1.16. Phân bố giai đoạn lâm sàng 45
3.2. Đánh giá kết quả xạ trị 46
3.2.1 .Toàn thân trước và sau điều trị 46
3.2.2. Đáp ứng cơ năng 47
3.2.3. Đáp ứng thực thể chung 47
3.2.4. Đáp ứng u 48
3.2.5. Đáp ứng của hạch 48
3.2.6. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị 49
3.2.7. Đánh giá tác dụng phụ trên hệ tạo huyết 50
3.2.8. Đánh giá biến chứng tại vùng tia 51
3.2.9. Kết quả sống thêm sau theo dõi 52
3.2.10. Liên quan của kết quả sống thêm đến một số yếu tố 54
3.2.11. Theo dõi kiểm soát bệnh 55
Chương 4. BÀN LUẬN 57
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của UTHH - TQ 57
4.1.1. Tuổi và giới 57
4.1.2. Thói quen sinh hoạt (yếu tố nguy cơ) 58
4.1.3. Lý do vào viện 59
4.1.4. Thời gian xuất hiện bệnh 60
4.1.5. Triệu chứng toàn thân 60
4.1.6. Các triệu chứng cơ năng 61
4.1.7. Vị trí khối u nguyên phát 62
4.1.8. Hình thái tổn thương u nguyên phát 63
4.1.9. Hạch cổ di căn 63
4.1.10. Giai đoạn TNM 64
4.1.11. Đặc điểm cận lâm sàng 65
4.2. Kết quả điều trị 67
4.2.1. Đáp ứng điều trị 67
4.2.2. Tác dụng không mong muốn của điều trị 69
4.2.3. Kết quả sống thêm 70
4.2.4. Tái phát và di căn 71
4.2.5. Diễn biến bệnh và nguyên nhân tử vong 72
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mã CAOHOC.00096
Liên hệ quangthuboss@gmail.com
0904.704.374
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét