Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô amiđan tại bệnh viện K

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng mô bệnh học  và kết quả điều trị ung thư biểu mô amiđan tại bệnh viện K
Ung thư amiđan là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô phủ amiđan hoặc các mô liên kết trong cấu trúc amiđan.
Trong y văn, ít có tài nghiên cứu riêng về ung thư amiđan mà ung thư amiđan thường được xếp trong nhóm ung thư vùng họng miệng (oropharynx) gồm: amiđan, màn hầu, đáy lưỡi, thành hầu sau. Các ung thư họng miệng đều có những điểm tương đồng về đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng học, sự xâm lấn, thái độ điều trị, cũng như tiên lượng bệnh. Mặt khác tỷ lệ mắc bệnh ung thư amiđan thấp (ở Mỹ ung thư amiđan cũng chỉ chiếm 0,5% của tất cả ung thư nói chung ở nam giới) và phổ biến ở nam (tỷ lệ nam/nữ là: 3-4/1). Tại Việt Nam, thống kê thấy khoảng 40% ung thư đầu cổ xảy ra ở khoang miệng và ung thư amiđan chiếm 1-3% tổng số các loại ung thư nói chung.
Chẩn đoán sớm ung thư amiđan nói riêng và ung thư vùng họng miệng nói chung không khó do thăm khám dễ dàng, các triệu chứng của bệnh xuất hiện tương đối sớm (cảm giác vướng, khó chịu ở vùng họng), song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chẩn đoán ban đầu dễ nhầm với các bệnh khác biểu hiện tại amiđan như: viêm đặc hiệu (lao, giang mai), viêm amiđan quá phát...nên dẫn tới thái độ điều trị bệnh không đúng. Ngoài ra do thái độ chủ quan thiếu hiểu biết về bệnh ung thư và thiếu quan tâm đến bệnh tật nên khi đến bệnh viện thường muộn, dẫn đến hạn chế kết quả điều trị và tiên lượng bệnh xấu.
Điều trị ung thư amiđan trên thế giới có sự khác nhau rõ rệt tùy theo tác giả: Fayos (1983), Amornmam (1984), Calais (1990), Antonello (1998) dùng xạ trị đơn thuần [22,13,19,14]; Mendnhall áp dụng xạ trị kết hợp vét hạch cổ [47]; các tác giả Kajanti (1992), Thomson (1993), Hicks (1998) áp dụng xạ trị đơn thuần với ung thư giai đoạn sớm và xạ trị phối hợp phẫu thuật với giai đoạn muộn [35, 67, 32], các tác giả Rubuzzi (1982), Friesland (l999), áp dụng xạ trị tiền phẫu rồi phẫu thuật sau đó xạ trị hậu phẫu [61, 25], Behar (1994) nghiên cứu xạ trị từ ngoài kết hợp xạ trị áp sát [17]; Zidan (l987) là một trong số ít tác giả dùng hoá trị liệu bổ trợ, nhưng kết quả cho thấy là ít đáp ứng với ung thư amiđan [76] . . .
Các nghiên cứu về ung thư amiđan ở Việt Nam rất ít, có thể kể đến nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Phúc (1978), đã đưa ra một số nhận xét về đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của ung thư amiđan (gồm cả biểu mô và liên kết), cũng như kết quả điều trị qua theo dõi thời gian sống 3 năm, 5năm [4].
Tác giả Trần Bảo Ngọc có nghiên cứu về kết quả xạ trị đơn thuần trong ung thư amiđan, qua theo dõi thời gian sống và mối liên quan giữa thời gian sống với giai đoạn u, giai đoạn hạch, với mô bệnh học [11].
Tại Việt Nam, điều trị ung thư amiđan được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh (phẫu thuật kết hợp với xạ trị, xạ trị đơn thuần, hóa xạ trị đồng thời). Nhưng chỉ định điều trị chính vẫn là xạ trị, bởi lẽ ung thư amiđan chủ yếu là biểu mô vẩy (hơn 70%) là loại ít đáp ứng với hóa chất, phẫu thuật rất hạn chế: khi u nhỏ hơn 2cm, ở trụ trước amiđan hoặc các trường hợp tái phát tại chỗ và tại hạch.
Tuy nhiên đa phần ung thư amiđan đến bệnh viện điều trị khi bệnh ở giai đoạn muộn, tổn thương xâm lấn rộng và có nguy cơ di căn xa. Do vậy xạ trị đơn thuần tỏ ra hạn chế khi kiểm soát tại chỗ, tại vùng nên tỉ lệ tái phát và di căn xa cao. Chính vì lý do trên mà hóa chất đã được sử dụng trong điều trị ung thư amiđan, đặc biệt là ở giai đoạn muộn.
Hóa chất trong điều trị ung thư amiđan có tác dụng làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào ung thư với tia xạ, đồng thời làm hạn chế vi di căn. Các phác đồ hóa chất điều trị ung thư amiđan hay dùng là CF (Cisplatin, 5FU) hoặc TC (Taxan, Cisplatin) và gần đây là sử dụng thuốc ức chế yếu tố phát triển biểu mô (Cetuximab, Erlotinib). Như vậy điều trị ung thư amiđan thường là phối hợp của nhiều phương pháp và đặc biệt sự ra đời của các thuốc mới góp phần thay đổi tiên lượng về bệnh.
Xuất phát từ mong muốn hiểu sâu hơn về đặc điểm bệnh học, cũng như tổng kết kết quả điều trị ung thư amiđan tại bệnh viện K, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau:
1. Nhân xét đăc điểm lâm sàng, tổn thương mô bênh hoc của ung thư biểu mô amiđan.
2. Đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô amiđan tại Bênh viên K từ năm 2005 - 20ll.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12
1.1. Đại cương về giải phẫu, mô học và chức năng sinh lý của amiđan 12
1.1.1. Cấu tạo mô học và chức năng sinh lý của amiđan 12
1.1.2. Giải phẫu 13
1.2. Dịch tễ học ung thư amiđan 15
1.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh 15
1.2.2. Yếu tố nguy cơ 16
1.3. Chẩn đoán ung thư amiđan 17
1.3.1. Chẩn đoán xác định 17
1.3.2. Chẩn đoán phân biệt 18
1.3.3. Chẩn đoán giai đoạn 18
1.4. Mô bệnh học ung thư amiđan 20
1.5. Điều trị trong ung thư amiđan 21
1.5.1. Phẫu thuật trong ung thư amiđan 21
1.5.2. Xạ trị trong ung thư amiđan 22
1.5.3. Hoá trị bệnh ung thư amiđan 28
1.6. Các nghiên cứu về điều trị ung thư amiđan của các tác giả qua ba thập
kỷ gần đây 31
1.6.1. Thập kỷ 70 31
1.6.2. Thập kỷ 80 32
1.6.3. Thập kỷ 90 trở lại đây 36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1. Nghiên cứu về bệnh học 40
2.2.2. Nghiên cứu kết quả điều trị 44
2.3. Phân tích và sử lý số liệu 45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
3.1. Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học 47
3.1.1. Tuổi và giới 47
3.1.2. Thời gian phát hiện, lý do khám và các triệu chứng cơ năng: 48
3.1.3. Đặc điểm u nguyên phát và hạch vùng 50
3.1.4. Giai đoạn bệnh: 53
3.1.5. Đặc điểm mô bệnh học 54
3.2. Đánh giá kết quả điều trị 57
3.2.1. Kết quả gần: 58
3.2.2. Kết quả xa 59
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 70
4.1. Đặc điểm lâm sàng và bệnh học 70
4.1.1. Tuổi và giới 70
4.1.2. Thời gian phát hiện bệnh 71
4.1.3. Lý do vào bệnh viện 72
4.1.4. Triệu chứng cơ năng 73
4.1.5. Kích thước u nguyên phát 73
4.1.6. Giai đoạn di căn hạch vùng 74
4.1.7. Giai đoạn bệnh 75
4.1.8. Mô bệnh học 76
4.1.9. Bàn luận về phương pháp điều trị 76
4.2. Kết quả điều trị 77
4.2.1. Đáp ứng điều trị 77
4.2.2. Tình trạng hiện tại của các bệnh nhân 78
4.2.3. Sống thêm 5 năm toàn bộ 78
4.2.4. Sống thêm theo giới 80
4.2.5. Sống thêm theo kích thước u 80
4.2.6. Sống thêm theo di căn hạch vùng 81
4.2.7. Sống thêm theo giai đoạn bệnh 82
4.2.8. Sống thêm theo mô bệnh học 83
4.2.9. So sánh thời gian sống thêm với phương pháp điều trị và giai đoạn
hạch, giai đoạn bệnh 84
KÉT LUẬN 94
KIÉN NGHỊ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
CAOHOC.00097
Liên hệ quangthuboss@gmail.com
0904.704.374
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét