Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Nghiên cứu ứng dụng của số lượng tiểu cầu, tỷ lệ AST/ALT, APRI, FORNS trong đánh giá tình trạng xơ hoá gan

Xơ gan là bênh thường gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Ở khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, xơ gan đứng hàng đầu trong các bệnh gan mật [19]. Tuy nhiên, chưa có số liệu chính xác về tỷ lệ bệnh xơ gan vì bệnh thường biểu hiện một cách thầm lặng và ở nước ta bệnh thường phát hiện khi có các biến chứng. Theo B.S.Anand, khoảng gần 30 - 40% các trường hợp xơ gan phát hiện được khi mổ tử thi [23].
Khảo sát về tình trạng xơ hóa gan người ta luôn đề cập đến sinh thiết gan như là một tiêu chuẩn vàng. Nhưng sinh thiết gan là một kỹ thuật phức tạp và là một thủ thuật xâm phạm nên có một tỷ lệ biến chứng nhất định đòi hỏi người thực hiện phải là những bác sỹ chuyên khoa và nhiều kinh nghiệm thì mới tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra. Hơn nữa thủ thuật sinh thiết tạo sự không thoải mái về mặt tâm sinh lý của người bệnh, nên có thể dẫn đến một tỷ lệ cao bệnh nhân từ chối.
Gần đây, nhiều xét nghiệm không hoặc ít xâm lấn đã ra đời với độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao có thể sử dụng để thay thế một phần cho sinh thiết: glycomics huyết thanh, số lượng tiểu cầu, tỷ lệ tiểu cầu/đường kính lách, tỷ lệ AST/ALT, FibroScan, FibroTest, FIBROSpectII, HepaScore,
SHASTA, ACTITEST, FIB-4, FibroMeter, APRI, FORNS. Trong đó những xét nghiệm không hoặc ít xâm lấn có thể thực hiện được tại nhiều tuyến đánh giá được tình trạng xơ hóa gan đang được chú ý nhiều hơn như: số lượng tiểu cầu, tỷ lệ AST/ALT, APRI, FORNS.
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng của số lượng tiểu cầu, tỷ lệ AST/ALT, APRI, FORNS trong đánh giá tình trạng xơ hoá gan” với mục tiêu:
1. Nghiên cứu giá trị của chỉ số: tiểu cầu, tỷ lệ AST/ALT, APRI, FORNS trong đánh giá xơ hoá gan.
2. Đối chiếu các chỉ số tiểu cầu, tỷ lệ AST/ALT, APRI, FORNS với mức độ nặng nhẹ của xơ gan theo phân loại Child-Pugh.
CAOHOC.00082
Liên hệ quangthuboss@gmail.com
0904.704.374

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét