Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Nghiên cứu hình ảnh teo niêm mạc dạ dày trên nội soi theo phân loại Kimura - Takemoto

Viêm dạ dày là một bệnh thường gặp trong các bệnh lý ống tiêu hoá. Tại Châu Âu VDDM chiếm tỷ lệ 30 - 50% ở người trên 60 tuổi, Nhật VDDM 79%, Mỹ 38% ở người trên 50 tuổi [23,31]. Ở Việt Nam VDD là tổn thương hay gặp nhất trên nội soi. VDDM chiếm tỷ lệ 89,5% ở tuổi 29 - 59 tuổi [9,14,15]. Viêm teo niêm mạc dạ dày ở tuổi dưới 30 là 66,6%. [9]
Viêm dạ dày mạn tính kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, tiến triển thành nhiều đợt ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, cũng như khả năng lao động của người bệnh, đồng thời kéo theo tốn kém cho chi phí khám chữa bệnh hàng năm. Tỉ lệ tái phát của viêm dạ dày mạn tính cao và nguyên nhân gây bệnh có nhiều. Từ năm 1983 B. Marshall và R. Warren đã chứng minh được vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.P) là tác nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính và loét dạ dày - hành tá tràng. Nhiều công trình nghiên cứu về H.P tới nay đã công nhận 90% viêm dạ dày mạn tính do H.P.
Viêm dạ dày mạn đặc biệt là VTNMDD thường có tiến triển liên tục với những thay đổiở lớp biểu mô, có thể dẫn tới sự phát triển dị sản ruột(DSR) và loạn sản (LS). Đó là những dấu hiệu tiền ung thư quan trọng.
Phân loại VDD trên nội soi theo hệ thống Sydney tuy rất phổ biến và đạt được sự thống nhất cao khi mô tả tổn thương, nhưng chưa giúp tiên lượng nguy cơ ung thư. Chẩn đoán chính xác nhất về viêm teo niêm mạc dạ dày là dựa vào mô bệnh học.
Hệ thống đánh giá TNMDD trên nội soi theo Kimura ra đời từ năm 1969 tuy nhiên giá trị lâm sàng của hệ thống này, mới chỉ được khẳng định một cách rõ rệt nhất trong vài thập niên qua, nhờ những công trình nghiên cứu cỡ mẫu lớn, kéo dài [30, 31]. Những kết quả nghiên cứu cho thấy TNM NS từ mức độ trung bình đến nặng có nguy cơ ung thư dạ dày cao, ngay cả sau khi đã tiệt trừ H.P.
Tuy vậy, ở Việt Nam có ít nghiên cứu về mức độ lan rộng của TNMNS theo phân loại Kimura - Takemoto với TNM trên mô bệnh học.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu hình ảnh teo niêm mạc dạ dày trên nội soi theo phân loại Kimura - Takemoto.
Nhằm mục tiêu:
1.  Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh nội soi theo phân loại Kimura - Takemoto.
2. Đối chiếu hình ảnh nội soi và kết quả mô bệnh học.
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề  1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Đại cương
1.1.1 Nhắc lại cấu tạo bình thường của niêm mạc dạ dày  3
1.1.2. Dịch tễ học viêm dạ dày  4
1.1.3. Nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính  5
1.2 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng viêm dạ dày mạn  ó
1.3 Mô bệnh học của viêm dạ dày  7
1.3.1 Dị sản ruột
1.3.2. Loạn sản
1.4. Phân loại viêm dạ dày mạn  13
1.4.1. Phân loại của schindler (1947)
1.4.2. Phân loại của cheli và dodero 1956
1.4.3. Phân loại của whitehead và cộng sự (1985)
1.4.4. Phân loại sydney (1990)  16
Phân loại sydney cải tiến  18
1.5. Phân loại kimura - takemoto viêm teo niêm mạc nội soi  20
1.5.1 Khái niệm bờ teo niêm mạc trên nội soi  21
1.5.2 Bờ teo niêm mạc  21
1.5.2.1  Bờ teo niêm mạc là ranh giới giữa vùng niêm mạc dạ dày
bị teo và vùng niêm mạc dạ dày bình thường 21
1.5.2.2  Bờ teo niêm mạc là ranh giới giữa hai vùng niêm mạc dạ
dày có cấu trúc tuyến môn vị và tuyến thân vị 21
1.5.3 Đánh giá mức độ TNMNS theo phân loại Kimura -
Trang
Takemoto 22
1.5.4 Các nghiên cứu ứng dụng lâm sàng  25
1.5.4.1  Mối liên quan giữa TNMNS với teo niêm mạc trên mô bệnh học 25
1.5.4.2 Mối liên quan giữa mức độ nặng của TNMNS với UTDD 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu  28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3 Cách nhận định và đánh giá kết quả  29
2.3.1 Xác định tổn thương dạ dày qua nội soi  29
2.3.2 Đánh giá viêm niêm mạc dạ dày trên mô bệnh học theo: Sự thay đổi trong đánh giá mô bệnh học của viêm dạ dày Helicobacter
pylori 2003 [18] 34
2.3.3 Phương pháp phát hiện H.P  34
2.4 Phương pháp xử lý số liệu  37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  38
3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu  38
3.1.1 Đặc điểm tuổi và giới của nhóm nghiên cứu  38
3.1.2 Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu  39
3.2. Đặc điểm nội soi của nhóm nghiên cứu  40
3.2.1 Mức độ teo niêm mạc trên nội soi theo phân loại
Kimura - Takemoto 40
3.2.2. Mối tương quan giữa mức độ TNMNS với tuổi 42
Trang
3.3 Đặc điểm mô bệnh học của nhóm nghiên cứu 51
3.3.1 Đặc điểm chung về mô bệnh học của nhóm nghiên cứu. 51
3.3.2 Mối tương quan giữa tổn thương MBH với tuổi.... 52
3.3.2.I. MBH viêm mạn tính với tuổi  52
3.3.2.2 MBH viêm teo với tuổi 52
3.3.2.3 MBH viêm hoạt động với tuổi 53
3.3.3 Mối tương quan giữa Dị sản ruột, Loạn sản với tuổi. 54
3.3.3.1 Dị sản ruột với tuổi  54
3.3.3.2 Loạn Sản 54
3.3.4 Mối tương quan Helicobacter Pylori với tuổi và MBH... 55
3.3.4.1 T ương quan giữa H.P trên MBH với tuổi 55
3.3.4.2 Mối tương quan giữa H.P với tổn thương MBH 55
3.3.4.2.1. Mối tương quan giữa H.P với viêm teo ... 55
3.3.4.2.2 Mối tương quan giữa H.P với DSR 56
3.3.5. Mối tương quan giữa viêm teo trên MBH với dị sản ruột 57
3.3.6 Tổn thương biểu mô bề mặt 58
3.4. Mối tương quan giữa TNMNS với MBH  58
3.4.1. Mối tương quan giữa TNMNS theo Kimura - Takemoto với viêm teo, viêm hoạt động, viêm mạn tính trên MBH  58
3.4.4 Mối liên quan giữa TNMNS theo Kimura - Takemoto
với DSR và Loạn sản 61
3.4.5. Mối tương quan giữa mức độ TNMNS với Helicobacter
pylori 63
Chương 4: BÀN LUẬN 65
4.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 65
4.2 Đặc điểm nội soi của nhóm nghiên cứu 66
4.3. Đặc điểm mô bệnh học của nhóm nghiên cứu 68
Trang
4.3.1 Viêm teo niêm mạc dạ dày 68
4.3.2. Viêm mạn tính  69
4.3.3. Viêm hoạt động  70
4.3.4. Tình trạng nhiễm Helcobacter pylori  70
4.3.5. Dị sản ruột  71
4.3.6. Loạn sản  73
4.4 Mối tương quan giữa mức độ lan rộng của TNMNS với hình thái mô bệnh học 75
4.4.1 Mối tương quan giữa mức độ TNMNS và viêm teo trên mô bệnh học 75
4.4.2 Mối tương quan giữa mức độ TNMNS với dị sản ruột và loạn sản 77
4.4.3  Mối tương quan giữa mức độ TNMNS với Helicobacter pylori 79
Chương 5: KẾT LUẬN 81
Mã CAOHOC.00077
Liên hệ quangthuboss@yahoo.com
0904.704.374

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét