Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Đánh giá kết quả điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ 3FEC-3D trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II -III

Đánh giá kết quả điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ 3FEC-3D trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II -III.
Luận văn thạc sĩ y học . Nguyễn Thị Thu Hiền
Hướng dẫn khoa học. PGS.TS Nguyễn Văn Thuấn
Ung thư vú (UTV) là một vấn đề sức khoẻ lớn tại các quốc gia phát triển và đang nhanh chóng trở thành vấn đề quan trọng ở các nước đang phát triển. Đây là loại ung thư thường gặp nhất của phụ nữ và là nguyên nhân hàng đầu trong tất cả các nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ dưới 50 tuổi [19],[34].
Trên phạm vi toàn thế giới, có 1.050.000 ca mới mắc hàng năm, trong đó 580.000 tại các nước đang phát triển.
Mặc dù tỷ lệ mắc UTV có xu hướng tăng trong những năm gần đây nhưng tỷ lệ chết do bệnh này vẫn từng bước được cải thiện nhờ các thành tựu đạt được trong phòng bệnh, phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán và điều trị [3], [6], [7], [30]. Điều trị UTV là sự phối hợp điển hình giữa các phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng bằng phẫu thuật và xạ trị với các phương pháp điều trị toàn thân bằng hoá chất và nội tiết [23]. UTV giai đoạn II-III chiếm phần lớn (trên 80%) trong số các bệnh nhân UTV điều trị tại Bệnh viện K [19], [24]. Điều trị bổ trợ toàn thân (hệ thống) chủ yếu được áp dụng cho bệnh nhân ở 2 giai đoạn này, nhất là kết quả mô bệnh học sau mổ cho thấy đã di căn 1 hạch nách cùng bên trở lên [23].
Theo nghiên cứu của Chương trình quốc gia về điều trị bổ trợ UTV của Hoa Kỳ cho thấy điều trị bổ trợ bằng hoá chất phác đồ đa hoá trị liệu giảm được 24% tỷ lệ tái phát và 14% tỷ lệ tử vong sau 5 năm cho bệnh nhân UTV giai đoạn II-III đã có di căn hạch nách [41], [58].
Trong điều trị bổ trợ hóa chất cho ung thư vú, anthracyclin và taxan là hai hóa chất cơ bản. Nghiên cứu của Henri Roche cho thấy: Tỉ lệ sống thêm năm năm không bệnh là 73,2% với 6FEC và 78,4% với 
3FEC-3D; tỉ lệ sống thêm năm năm toàn bộ là 86,7% ở FEC và 90,7% ở 3FEC-3D [77].
Áp dụng và cập nhật các tiến bộ y học mới trong quá trình điều trị bệnh nhân, tại bệnh viện K hiện nay chúng tôi đã áp dụng phác đồ 3FEC-3D (Flouroracil, Epirubicin, Cyclophosphamid và Docetaxel) trong điều trị bổ trợ bệnh nhân ung thư vú từ năm 2000. Tuy nhiên cho tới nay còn ít tác giả quan tâm tới việc đánh giá hiệu quả của phác đồ này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm 2 mục tiêu sau:
Đánh giá kết quả điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ 3FEC-3D trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II -III.
Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phác đồ.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Sinh lí tuyến vú: 3
1.1.1 Sự phát triển của tuyến vú: 3
1.1.2 Điều hoà hoạt động: 3
1.1.3 Thụ thể nội tiết: 3
1.2 Mô học: 4
1.3 Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ của ung thư vú: 4
1.3.1 Dịch tễ học: 4
1.3.2 Các yếu tố nguy cơ: 6
1.4 Sinh bệnh học: 6
1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ung thư vú: 6
1.4.2 Bệnh sử tự nhiên của ung thư vú: 6
1.5 Các phương pháp chẩn đoán ung thư vú 7
1.5.1 Khám lâm sàng: 7
1.5.2 Chẩn đoán hình ảnh: 9
1.5.3 Chẩn đoán tế bào học qua chọc hút kim nhỏ: 11
1.5.4 Sinh thiết kim (Mammotone Biosy System): 12
1.5.5 Sinh thiết mở và sinh thiết tức thì: 12
1.5.6 Chẩn đoán mô bệnh học: 13
1.5.7 Chẩn đoán sinh học và hóa mô miễn dịch ung thư vú: 15
1.5.8 Xét nghiệm đánh giá bilan: 16
1.5.9 Chẩn đoán xếp giai đoạn ung thư vú: 16
1.6 Điều trị ung thư vú 20
1.6.1 Phẫu thuật ung thư vú: 20
1.6.2 Xạ trị: 22
1.6.3 Điều trị toàn thân bổ trợ: 23
1.6.4 Điều trị nội tiết: 25
1.6.5 Điều trị sinh học: 27
1.7 Các công trình nghiên cứu liên quan đến điều trị ung thư vú trong và
ngoài nước được báo cáo: 27
1.8 Các thuốc sử dụng trong nghiên cứu: 28
1.8.1 Flourouracin: 28
1.8.2 Epirubicin: 31
1.8.3 Cyclophosphamide: 33
1.8.4 Docetaxel: 38
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1 Đối tượng nghiên cứu: 41
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn: 41
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: 41
2.2 Phương pháp nghiên cứu: 41
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: 41
2.2.2 Công cụ nghiên cứu: 42
2.2.3 Các bước tiến hành: 44
2.2.4 Phương pháp đánh giá về tái phát, di căn và sống thêm 45
2.2.5 Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của thuốc: 45
2.2.6 Thu thập và xử lý số liệu: 46
2.3 Khía cạnh đạo đức của đề tài: 47
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
3.1 Đặc điểm chung: 49
3.1.1 Số lượng và đặc điểm bệnh nhân 49
3.1.2 Đặc điểm lâm sàng: 54
3.1.4 Phân loại giai đoạn bệnh 60
3.1.5 Hóa mô miễn dịch 60
3.1.6 Điều trị khác theo chỉ định: 61
3.2 Kết quả điều trị: 62
3.2.1 Tái phát hoặc di căn, tử vong 62
3.2.2 Mối liên quan giữa giai đoạn và tỉ lệ tái phát di căn 63
3.2.3 Mối liên quan giữa kích thước u và tỉ lệ tái phát di căn: 63
3.2.4 Mối liên quan giữa mô bệnh học và tỉ lệ tái phát di căn 64
3.2.5 Mối liên quan giữa hạch di căn dương tính và tỉ lệ tái phát di căn .... 66
3.2.6 Mối liên quan giữa hóa mô miễn dịch và tỉ lệ tái phát di căn 68
3.3. Một số độc tính của hóa chất theo từng đợt điều trị: 70
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 72
4.1 Đặc điểm chung: 72
4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân: 72
4.1.3 Chẩn đoán cận lâm sàng 77
4.2 Kết quả điều trị 84
4.2.1 Tái phát hoặc di căn, tử vong: 84
4.2.2 Mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng: 89
4.3. Một số độc tính của hóa chất theo từng đợt điều trị: 89
KẾT LUẬN 92
KIẾN NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Mã CAOHOC.00095
Liên hệ quangthuboss@yahoo.com
0904.704.374

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét