Được biết tới từ những năm 20 của thế kỷ trước, hội chứng chuyển hóa đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên, hơn hai thập kỷ sau đó các nhà khoa học đã tranh cãi nhiều về hội chứng này cũng như tiêu chuẩn để chẩn đoán. Hiện nay có nhiều tổ chức, tùy theo mục tiêu nghiên cứu của mình, đã đưa ra các tiêu chuẩn để chẩn đoán khác nhau. Tiêu chuẩn của nhóm chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [82]; tiêu chuẩn của Nhóm nghiên cứu về kháng Insulin Châu Âu (EGIR) [33]; tiêu chuẩn của ATP III năm 2001[31], cập nhật năm 2005 [53], [52], [75] thuộc chương trình giáo dục Cholesterol quốc gia của Mỹ (NCEPT); tiêu chuẩn của các nhà Nội tiết học Lâm sàng Mỹ (AACE) [37]; tiêu chuẩn của Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) [61].
Theo nhiều nghiên cứu, ĐTĐ typ 2 ngay khi phát hiện đã có biến chứng tim mạch, nghĩa là các biến chứng này xảy ra ở giai đoạn tiền lâm sàng của ĐTĐ, khi nồng độ glucose máu lúc đói 5,6 - 6,9 mmol/l và/hoặc glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose từ 7,8 - 11 mmol/l, được gọi là tiền ĐTĐ [52].
Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu ở đối tượng tiền ĐTĐ. Nghiên cứu DECODE cho thấy, người bị rối loạn dung nạp glucose (IGT) có nguy cơ phát triển thành bệnh ĐTĐ rất cao và khuyến cáo những người này cần được quản lý tích cực để phòng ngừa hiện tượng đó[78]. Theo Reaven GM, người bị tiền đái tháo đường sẽ tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và thường biểu hiện nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch [72].
Trên thế giới cũng đã có các nghiên cứu về HCCH ở người tiền ĐTĐ. Theo Mohammed Ali Al-Shafaee và cộng sự [67], tỷ lệ HCCH theo IDF ở đối tượng tiền ĐTĐ (IFG) là 45,9% (30,8% ở nam, 58,9% ở nữ). Theo Pirjo Ilanne, Johna G, Eriksson và cộng sự, tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn của WHO ở đối tượng suy giảm glucose máu lúc đói ở nam là 74% và ở nữ là 52,2%, tỷ lệ HCCH ở đối tượng rối loạn dung nạp glucose (IGT) thừa cân ở nam là 84,8% và ở nữ là 65,4% [70]. Theo Isomaa B, Almgren và cộng sự, ĐTĐ typ2 và rối loạn dung nạp glucose liên quan chặt chẽ với hội chứng chuyển hóa [63]. Và nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhóm các yếu tố nguy cơ của HCCH có thể dự đoán sự phát triển thành bệnh ĐTĐ và bệnh tim mạch [55].
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Việt Nam ở 620 đối tượng tuổi từ 25-64 cho thấy tỷ lệ mắc HCCH là 13,1%, riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 18% [23], và chưa có nghiên cứu về HCCH ở đối tượng tiền ĐTĐ ngoại trừ nghiên cứu của Nguyễn Đức Hoan và Nguyễn Văn Quýnh vào năm 2007 ở đối tượng rối loạn glucose máu lúc đói thấy tỷ lệ HCCH theo WHO là 60,9%, theo ATPIII là 65% [16], song đối tượng trong nghiên cứu này lại không hoàn toàn là tiền ĐTĐ mà có một phần là ĐTĐ typ2 được phát hiện bằng nghiệm pháp tăng đường huyết trong đó. Một điều đáng quan tâm hơn nữa là như nhiều nghiên cứu cho thấy các biến chứng của ĐTĐ đã xảy ra trong giai đoạn tiền ĐTĐ nhưng người bệnh không biết để điều trị nên các biến chứng này ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Do đó việc phát hiện sớm những đối tượng có nguy cơ cao bị ĐTĐ này cũng như các tiêu chí của HCCH ở các đối tượng đó để can thiệp sớm thì việc dự phòng mới thực sự có ý nghĩa và hết sức cần thiết nhằm giảm tử vong, tàn tật, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Mặt khác,dù có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH nhưng chỉ có tiêu chuẩn của IDF và ATPIII là dễ thực hiện ở cộng đồng do không đòi hỏi những xét nghiệm phức tạp và tốn kém. Ninh Bình lại là thành phố đang phát triển, có tốc độ đô thị hóa nhanh, có đặc điểm địa dư bán sơn địa pha trộn đặc điểm các vùng- miền vìvậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. “ Nghiên cứu tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn IDF, ATPIII ở nhóm người tiền đái tháo đường tại Ninh Bình” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn IDF, ATP III ở nhóm người tiền đái tháo đường tại Ninh Bình.
2. Xác định tần suất xuất hiện của các tiêu chí của hội chứng chuyển hóa được chẩn đoán theo IDF, ATP III.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14
1.1. Đại cương về hội chứng chuyển hóa 14
1.1.1. Lịch sử phát triển của khái niệm Hội chứng chuyển hóa 14
1.1.2. Sinh bệnh học của Hội chứng chuyển hóa 16
1.1.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa 22
1.1.4. Tình hình nghiên cứu về HCCH 30
1.1.5. Vị trí của hội chứng chuyển hóa trong các bệnh chuyển hóa nói
riêng và bệnh không lây nhiễm nói chung 32
1.1.6. Vấn đề điều trị HCCH 35
1.1.7. Dự phòng HCCH 37
1.2. Khái niệm đái tháo đường 37
1.2.1. Định nghĩa 37
1.2.2. Đặc điểm dịch tễ 37
1.2.3. Chẩn đoán 38
1.2.4. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 38
1.3. Tiền đái tháo đường 39
1.3.1. Khái niệm 39
1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán 39
huyết tương lúc đói < 126mg/dl 39
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 41
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 41
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 41
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu 42
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 42
2.2.2. Chọn mẫu 42
2.2.3. Các bước tiến hành thu thập thông tin 42
2.2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu 44
2.2.5. Các biến số cần thu thập trong nghiên cứu 48
2.2.6. Các biện pháp khống chế sai số 48
2.2.7. Xử lý số liệu 49
2.2.8. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 49
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
3. 1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 51
3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 51
3.1.2 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới 52
3.1.3 Đặc điểm BMI của đối tượng nghiên cứu 53
3.1.4 Đặc điểm THA (theo giai đoạn THA của JNC VII) của đối tượng
nghiên cứu 54
3.1.5. Đặc điểm rối loạn đường huyết ở nhóm người tiền ĐTĐ 55
3.1.6. Đặc điểm tiêu chí tăng vòng eo, tăng TG, giảm HDL-C, tăng HA,
tăng ĐH ở nhóm người tiền ĐTĐ 55
3.2 Tỷ lệ HCCH-IDF, ATPIII ở nhóm người tiền ĐTĐ 56
3.2.1. Tỷ lệ HCCH - ATPIII, IDF ở nhóm người tiền ĐTĐ 56
3.2. 2. Tỷ lệ HCCH ở các hình thái rối loạn glucose máu 57
3.2.3. Đặc điểm HCCH-IDF, ATPIII theo giới 58
3.2.4. Đặc điểm HCCH theo nhóm tuổi 59
3.2.5. Đặc điểm HCCH-IDF, ATPIII theo BMI 61
3.2.6. Đặc điểm HCCH HCCH theo địa dư 63
3.2.7. Đặc điểm HCCH theo các hình thái rối loạn glucose máu 65
3.3. Tần suất xuất hiện của các tiêu chí của HCCH được chẩn đoán theo
IDF, ATPIII 66
3.3.1. Tần suất xuất hiện của các tiêu chí của HCCH được chẩn đoán
theo IDF, ATPIII 66
3.3.2. Tổ hợp các tiêu chí của HCCH 69
3.3.3. Sự kết hợp cụ thể của các tiêu chí của HCCH được chẩn đoán theo IDF,
ATPIII 70
3.4. Đặc điểm của những người mắc HCCH đáp ứng đủ 2 tiêu chuẩn (IDF
và ATPIII) so với những người chỉ đáp ứng 1 tiêu chuẩn theo các
hình thái rối loạn glucose máu 71
Chương 4: BÀN LUẬN 77
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 77
4.1.1. Tuổi 79
4.1.2. Giới 80
4.1.3. Đặc điểm BMI ở đối tượng nghiên cứu 80
4.1.4. Đặc điểm các kiểu rối loạn đường huyết lúc đói ở nhóm tiền ĐTĐ. 81
4.1.5. Đặc điểm tăng vòng eo, tăng TG, giảm HDL-C, tăng HA, tăng ĐH
ở nhóm người tiền ĐTĐ 81
4.2. Tỷ lệ HCCH-ATPIII, IDF ở nhóm người tiền ĐTĐ 83
4.2.1. Tỷ lệ HCCH-IDF, ATPIII ở nhóm người tiền ĐTĐ 83
4.2.2. Tỷ lệ HCCH - ATPIII, IDF ở các hình thái rối loạn glucose máu85
4.2.3. Đặc điểm HCCH-IDF, ATPIII theo giới 88
4.2.4. Đặc điểm HCCH-IDF, ATPIII theo nhóm tuổi 89
4.2.5. Đặc điểm HCCH-IDF, ATPIII theo BMI 89
4.2.6. Đặc điểm HCCH-ATPIII, IDF theo địa dư 90
4.3. Tần suất xuất hiện của các tiêu chí của HCCH được chẩn đoán theo
IDF, ATPIII 91
4.3.1. Tần suất xuất hiện của các tiêu chí của HCCH-IDF, ATPIII 91
4.3.2. Tổ hợp các tiêu chí HCCH được chẩn đoán theo ATPIII, IDF .... 96
4.3.3. Sự kết hợp cụ thể của các tiêu chí của HCCH được chẩn đoán theo
IDF, ATPIII 97
4.4. Đặc điểm của những người mắc HCCH đáp ứng đủ 2 tiêu chuẩn (IDF và ATPIII) so với những người chỉ đáp ứng 1 tiêu chuẩn theo các
hình thái rối loạn glucose máu 97
KẾT LUẬN 99
KIẾN NGHỊ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Mã CAOHOC.00079
Liên hệ quangthuboss@yahoo.com
0904.704.374
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét