Viêm dạ dày mạn tính (VDDMT) là một bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam. Sự phát hiện nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) đã đưa đến một phương thức điều trị mới đó là phải sử dụng kháng sinh kết hợp.VDDMT có H.P dương tính chiế m tỷ lệ 20-30% dân số ở các nước công nghiệp và 70-90% ở các nước đang phát triển. Ở Pháp tỷ lệ nhiễ m H.P chiế m 53% số người đến khám bệnh và được nội soi tiêu hóa. Tỷ lệ nhiễ m H.P đang giả m ở vùng Châu Á- Thái Bình Dương, nhưng ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm còn cao [1]. Ở
Việt Nam chưa có theo dõi trên cộng đồng lớn, chưa có theo dõi dọc, chủ yếu số liệu thống kê dựa trên những nghiên cứu rải rác trong các cộng đồng nhỏ. Tỷ lệ nhiễ m H.P ở lứa tuổi từ 15-75 là 56%- 75,2% với xét nghiệm huyết thanh học và tỷlệ nhiễm trong các thể bệnh qua nội soi ở người lớn vào khoảng 53-89,5% tại một số bệnh viện thành phố lớn. Tỷ lệ nhiễm H.P trong viêm dạ dày mạn ở miền Bắc Việt Nam từ 53-72,8%; ở thành phố Hồ Chí Minh 64,7% [2],[3].Viêm dạ dày mạn nếu không được điều trị và đặc biệt là VDDMT Helicobacter pylori dương tính có thể dẫn đến biến chứng không lường trước. Một trong các yếu tố được coi là tiền ung thư khi VDDMT có dị sản và loạn sản ruột [2],[4]. Hiện nay VDDMT Helicobacter pylori dương tính được điều trị nội khoa là chính. Xu hướng chung là loại trừ nguyên nhân gây bệnh, diệt vi khuẩn H.P, bình thường hóa chức năng của dạ dày, nâng cao khả năng miễn dịch sinh học của cơ thể và tăng cường qúa trình tái tạo niêm mạc dạ dày. Các thuốc y học hiện đại hiện nay rất nhiều và cho hiệu quả cao nhưng tỷ lệ kháng thuốc của H.P là một vấn đềquan tâm lớn của các nhà nghiên cứu.Vấn đề điều trị tiệt trừ H.P không đơn giản là dùng một thuốc kháng sinh mà phác đồ điều trị VDDMT H.P dương tínhcó hiệu quả cần phải phối hợp 3 thuốc và với những trường hợp thất bại trong điều trị tiệt trừ H.P lần đầu phải dùng phác đồ điều trị 4 thuốc.
Viêm dạ dày mạn tính là bệnh danh của y học hiện đại (YHHĐ) là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày, còn trong y học cổ truyền (YHCT) là tình trạng rối loạn công năng của các tạng phủ Can, Tỳ, Vị và thường mô tả bệnh này trong các phạm trù “Vị quản thống”. Nguyên nhân gây chứng Vị quản thống theo YHCTcó rất nhiều tập trung vào 3 nhóm nguyên nhân chính bao gồm nội nhân, ngoại nhân và bất nội ngoại nhân. Trong y học cổ truyền không có tên Helicobacter pylori nhưng đối chiếu với chứng bệnh mà nó gây ra thì đây là một loại tà khí gây bệnh- nhiệt tà[5], [6],[7].Từ khi phát hiện sự có mặt của vi khuẩn Helicobacter pylori trong niêm mạc dạ dày đã có sự thay đổi hẳn về quan niệm nguyên nhân gây bệnh, cũng như phương thức điều trị theo y học hiện đại và y học cổ truyền. Y học cổ truyền có nhiều phương pháp để điều trị bệnh này. Các thuốc thảo dược có khả năng diệt vi khuẩn H.P có rất nhiều và đã được chứng minh trên thực nghiệm, lâm sàng có hiệu quả điều trị cao. Bài thuốc Vị quản khang (VQK) đã được bước đầu nghiên cứu đánh giá điều trị cho bệnh nhân Viêm dạ dày mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng và trong nội soi dạ dày. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống để khẳng định hiệu quả của bài thuốc Vị quản khang trên bệnh nhân Viêm dạ dày mạn tính H.P dương tính. Do vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài
này với 2 mục tiêu sau:
1.Nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và một số tác dụng dược lý của cao lỏng Vị quản khang trên động vật thực nghiệm.
2.Nghiên cứu tác dụng điều trị của cao lỏng Vị quản khang trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính Helicobacter pylori dương tính.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Các chữ viết tắt trong đề tài
Mục lục
Danh mục các bảng, sơ đồ
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN 3
1.1. Viêm dạ dày mạn tính theo y học hiện đại 3
1.1.1 Nguyên nhân 3
1.1.2. Định nghĩa và chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính 7
1.1.3. Phân loại viêm dạ dày mạn tính 8
1.1.4. Điều trị VDDMT có H.P dương tính 12
1.1.5. Tình hình các nghiên cứu điều trị VDDMT theo YHHĐ 16
1.2.Bệnh viêm dạ dày mạn tính và chứng Vị quản thống trong YHCT 18
1.2.1. Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh của chứng Vị quản thống 18
1.2.2. Chẩn đoán VDDMT theo YHCT 21
1.2.3. Phân loại thể bệnh theo YHCT 22
1.2.6. Điều trị VDDMT theo YHCT 23
1.3.Tình hình các nghiên cứu thuốc YHCT có khả năng diệt H.P 25
1.3.1.Các nghiên cứu trên thực nghiệm 25
1.3.2.Các nghiên cứu trên lâm sàng 26
1.4. Tổng quan về thuốc nghiên cứu Vị quản khang 29
1.4.1. Cơ sở lý luận của thuốc nghiên cứu 29
1.4.2. Tính năng các vị thuốc 30
139
CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
35
2.1.Chất liệu nghiên cứu 35
2.1.1.Thuốc nghiên cứu
2.1.2. Phương tiện và trang thiết bị nghiên cứu
35
35
2.2. Đối tượng nghiên cứu 37
2.2.1.Động vật thực nghiệm 37
2.2.2. Bệnh nhân nghiên cứu 37
2.3.Phương pháp nghiên cứu 39
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn 39
2.3.2.Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của Vị quản khang 40
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu tác dụng điều trị VDDMT H.P dương tính 44
2.3.4.Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
47
49
2. 4. Địa điểm tiến hành nghiên cứu 49
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 49
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính của VQK 50
3.1.1.Kết quả nghiên cứu độc tính cấp 50
3.1.2.Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn 51
3.2. Kết quả nghiên cứu một số tác dụng dược lý của thuốc VQK 61
3.2.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng giảm đau 61
3.2.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm bảo vệ niêm mạc dạ dày 63
3.2.3.Kết quả nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn Helicobacter 65
3.3. Kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân VDDMT H.P dương tính 65
3.3.1. Đặc điểm bệnh nhân trước điều trị 66
3.3.2. Kết quả điều trị trên bệnh nhân 68
3.3.3. Kết quả nghiên cứu đối với hai nhóm bệnh của YHCT 71
140
3.3.4.Kết quả theo dõi tác dụng không mong muốn 77
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 78
4.1.Kết quả nghiên cứu độc tính của VQK 78
4.1.1.Kết quả độc tính cấp của thuốc VQK 78
4.1.2.Kết quả độc tính bán trường diễn của thuốc VQK 78
4.2. Bàn luận về tác dụng dược lý của VQK 82
4.2.1.Tác dụng giảm đau 82
4.2.2.Tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày 85
4.2.4.Tác dụng diệt vi khuẩn Helicobacter pylori 86
4.3.Bàn luận về tác dụng điều trị trên bệnh nhân 88
4.3.1.Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 89
4.3.2.Tác dụng điều trị trên bệnh nhân VDDMT H.P dương tính 94
4.4. Bàn luận về tác dụng diệt Helicobacter pylori 103
4.5.Tác dụng không mong muốn của thuốc VQK 107
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
110
112
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Mã tài liệu : TONGHOP.00177
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét