Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Đánh giá hiệu quả của duratocin trong dự phòng chảy máu sau đẻ thai to tại bệnh viện phụ sản Hà Nội

Chảy máu sau đẻ (Postpartum Haemorrhage) là một trong năm tai biến sản khoa và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) (2006), tỷ lệ chảy máu sau đẻ khoảng 10,5 % tổng số các ca đẻ [19].

Theo TCYTTG, chảy máu sau đẻ bao gồm tất cả các trường hợp lượng máu mất sau đẻ vượt quá 500 ml hoặc có ảnh hưởng xấu đến toàn trạng của sản phụ [19], [52].

Các nguyên nhân thường gặp trong chảy máu sau đẻ là đờ tử cung, chấn thương đường sinh dục (đặc biệt là vỡ tử cung), bất thường về bong rau và sổ rau, lộn tử cung, rối loạn đông máu. Dù do nguyên nhân nào thì cũng gây ra sự mất máu và nguy hiểm cho tính mạng của sản phụ. Gần đây, TCYTTG khuyến cáo áp dụng thường quy xử trí tích cực giai đoạn III chuyển dạ làm giảm lượng máu mất sau đẻ [56].

Trong thực tế, những sản phụ nhiều tuổi, đẻ nhiều lần, trọng lượng thai lớn, thời gian chuyển dạ kéo dài... thì có nguy cơ chảy máu sau đẻ nhiều hơn các sản phụ khác.

Oxytocin là thuốc được lựa chọn đầu tiên vì tác dụng nhanh và độ an toàn trong sử dụng. Tác dụng co cơ tử cung của oxytocin xuất hiện sau tiêm 2 phút và kéo dài 8 phút. Syntometrin (oxytocin kết hợp cùng ergometrin) có tác dụng nhanh và kéo dài hơn cũng được chứng minh có hiệu quả tương tự oxytocin tiêm tĩnh mạch trong dự phòng chảy máu sau đẻ. Tuy nhiên ergometrin gây tăng huyết áp nên chống chỉ định với phụ nữ có bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Vì vậy, việc tìm ra một thuốc mang các đặc tính ưu việt của oxytocin mà thời gian tác dụng kéo dài hơn là một việc cần thiết.

Carbetocin là chất đồng vận của oxytocin được mô tả từ năm 1987, là chất có thời gian bán hủy dài 40 phút nên tác dụng co cơ tử cung kéo dài hơn. Giống như oxytocin 2 phút sau khi tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, carbetocin gây co cơ tử cung và kéo dài từ 40 phút đến 1 giờ [9], [15], [26], [32]. Liều carbetocin được sử dụng trong dự phòng chảy máu sau đẻ là liều duy nhất 100 microgram tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng với liều đơn này hiệu quả tương tự như truyền oxytocin tĩnh mạch liên tục 16 giờ trong phòng ngừa đờ tử cung sau mổ lấy thai [22], [29], [39]. Sử dụng carbetocin là thuốc phòng ngừa chảy máu sau đẻ ở nhóm phụ nữ có nguy cơ chảy máu cao được áp dụng trên thế giới từ năm 2004, carbetocin có độ dung nạp tốt và an toàn tương tự oxytocin [19].

Hiện nay, ở Việt Nam đã có nghiên cứu ở các sản phụ đẻ thường nhưng chưa có nghiên cứu về tác dụng của carbetocin trong phòng ngừa chảy máu sau đẻ ở các sản phụ có nguy cơ chảy máu nhiều như đã nêu trên. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này với hai mục tiêu:

1. Đánh giá hiệu quả của duratocin trong dự phòng chảy máu sau đẻ thai to.

2. Nêu các tác dụng không mong muốn của duratocin.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
1.1. ĐỊNH NGHĨA CHẢY MÁU SAU ĐẺ 13
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LIÊN QUAN VỚI
CHẢY MÁU SAU ĐẺ 13
1.2.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý cơ tử cung 13
1.2.2. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý bánh rau 14
1.2.3. Sinh lý của sự sổ rau: 15
1.2.4. Những rối loạn trong giai đoạn sổ rau 16
1.2.5. Quá trình cầm máu, đông máu 16
1.3. CÁC NGUYÊN NHÂN CHẢY MÁU SAU ĐẺ 21
1.3.1. Đờ tử cung 22
1.3.2. Lộn tử cung 23
1.3.3. Sót rau 24
1.3.4. Rau cài răng lược 24
1.3.5. Rách đường sinh dục 25
1.3.6. Rau bám chặt, rau cầm tù 25
1.3.7. Do rối loạn đông máu 26
1.4. CHẨN ĐOÁN CHẢY MÁU SAU ĐẺ 26
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 26
1.4.2. Phân loại CMSĐ 27
1.4.3. Triệu chứng cận lâm sàng 28
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ TRÍ CMSĐ 29
1.5.1. Xử trí CMSĐ do đờ TC 29
1.5.2. Xử trí CMSĐ do lộn TC 29
1.5.3. Xử trí CMSĐ do rau 30
1.5.4. Xử trí CMSĐ do rách đường sinh dục 30
1.5.5. Xử trí CMSĐ do rối loạn đông máu 30
1.5.6. Các thủ thuật và phẫu thuật xử trí chảy máu nặng sau đẻ 31
1.6. BIẾN CHỨNG CỦA CMSĐ 32
1.6.1. Tử vong mẹ 32
1.6.2. Hội chứng Sheehan 32
1.7. ĐỀ PHÒNG CMSĐ 33
1.8. OXYTOCIN VÀ TÁC DỤNG TRONG SẢN PHỤ KHOA 33
1.8.1. Các giai đoạn của cuộc chuyển dạ 33
1.8.2. Oxytocin 35
1.8.3. Các thuốc dự phòng CMSĐ khác 37
1.8.4. Carbetocin 38
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 41
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 41
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 41
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 42
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 43
2.2.4. Cách thức tiến hành 43
2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 46
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG TOÁN THỐNG KÊ Y HỌC 46
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 47
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA 2 NHÓM NGHIÊN CỨU 49
3.1.1. Tuổi sản phụ, tuổi thai 49
3.1.2. Số lần sinh 50
3.1.3. Chiều cao và cân nặng của sản phụ 50
3.1.4. Nghề nghiệp của sản phụ 51
3.1.5. Quê quán 52
3.1.6. Thời gian các giai đoạn chuyển dạ I, II ở 2 nhóm 52
3.1.7. Trọng lượng thai 53
3.1.8. Giới tính thai 53
3.1.9. Các chỉ số huyết động của 2 nhóm sản phụ trước đẻ 54
3.1.10. Số lượng hồng cầu, hemoglobin và hematocrit trước đẻ 55
3.2. SO SÁNH TÁC DỤNG 2 THUỐC Ở 2 NHÓM NGHIÊN CỨU 56
3.2.1. So sánh thời gian giai đoạn III chuyển dạ 56
3.2.2. So sánh lượng máu mất sau sổ thai ở 2 nhóm 57
3.2.2. So sánh lượng máu mất sau sổ thai ở 2 nhóm 57
3.2.3. Đánh giá tổng lượng máu mất từ sau sổ thai đến 2 giờ đầu sau sổ rau ở các mức độ 58
3.2.4. Đánh giá lượng máu mất ở các mức độ của sản phụ đẻ lần 1, lần 2
và từ lần 3 ở 2 nhóm dùng thuốc 59
3.2.5. Nhận xét sự thay đổi mạch của sản phụ trước và sau đẻ 60
3.2.6. Thay đổi huyết áp sản phụ trước và sau đẻ 61
3.2.7. Tỷ lệ đờ TC sau đẻ ở 2 nhóm 62
3.2.8. Tỷ lệ đờ TC và số lần đẻ của các sản phụ: 63
3.2.9. Các chỉ số hồng cầu, hemoglobin và hematocrit trước và sau đẻ ..64
3.2.10. Tỷ lệ giảm của các chỉ số huyết học 65
3.2.11. Đánh giá việc sử dụng thêm các biện pháp cầm máu 66
3.2.12. Nhận xét các tác dụng không mong muốn của duratocin và
oxytocin 67
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 68
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 68
4.1.1. Tuổi sản phụ, tuổi thai 68
4.1.2. Số lần sinh 69
4.1.3. Chiều cao, cân nặng của sản phụ trước và sau sinh 70
4.1.4. Nghề nghiệp của sản phụ 70
4.1.5. Quê quán của sản phụ 71
4.1.6. Thời gian chuyển dạ giai đoạn I và II 71
4.1.7. Trọng lượng thai 71
4.1.8. Giới tính thai 72
4.1.9. Mạch và huyết áp của sản phụ trước đẻ 73
4.1.10. Số lượng hồng cầu, hemoglobin và hematocrit trước đẻ 73
4.2. SO SÁNH TÁC DỤNG 2 THUỐC Ở 2 NHÓM NGHIÊN CỨU: 74
4.2.1. So sánh thời gian giai đoạn III chuyển dạ 74
4.2.2. So sánh lượng máu mất sau sổ thai ở 2 nhóm 75
4.2.3. Đánh giá các mức độ mất máu từ sau sổ thai đến 2 giờ đầu sau sổ rau..79
4.2.4. Đánh giá lượng máu mất ở các mức độ của sản phụ đẻ lần 1, lần 2
và từ lần 3 ở 2 nhóm dùng thuốc 80
4.2.5. Thay đổi mạch và huyết áp trước đẻ và sau đẻ ở 2 nhóm 80
4.2.6. Tỷ lệ đờ tử cung sau đẻ ở 2 nhóm 82
4.2.7. So sánh số lượng hồ ng cầu, hemoglobin và hematocrit
trước và sau đẻ 84
4.2.8. Bàn luận việc sử dụng thêm các biện pháp cầm máu 85
4.2.9. Các tác dụng không mong muốn của duratocin và oxytocin 88
KẾT LUẬN 89
KIẾN NGHỊ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
MÃ CAOHOC.00034
Liên hệ quangthuboss@gmail.com
0904.704.374

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét