Nội soi đại tràng là một phương pháp quan trọng trong quy trình tiếp cận chẩn đoán, điều trị và theo dõi một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm đại tràng, xuất huyết đường tiêu hóa dưới, tiêu chảy kéo dài hay bệnh polyp đại tràng ở trẻ em. Tính an toàn của nội soi ống mềm đã được chứng minh đối với tất cả các lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh [38]. Tuy nhiên, sự thành công trong quá trình tiến hành nội soi đại tràng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là quá trình làm sạch đại tràng, vì quá trình này cho phép tiến hành thủ thuật nhanh chóng, an toàn và quan sát được toàn bộ niêm mạc đại tràng [28]. Tỷ lệ bệnh nhân được làm sạch đại tràng không tốt dao động tùy theo từng nghiên cứu, nhiều bệnh nhân phải tiến hành nội soi lần hai. Vấn đề này trở nên phức tạp hơn và là một thách thức đối với các nhà tiêu hóa Nhi khoa khi chỉ định nội soi đại tràng cho trẻ em. Một quá trình làm sạch đại tràng được xem là lý tưởng cho trẻ em khi lượng dịch trẻ uống vào không nhiều, dễ uống, dễ chấp nhận, không tốn kém và mang lại hiệu quả làm sạch đại tràng tốt. Hơn thế nữa, quy trình làm sạch đại tràng phải không dẫn đến sự rối loạn các chất điện giải trong cơ thể, không phải điều chỉnh chế độ ăn uống làm phá vỡ các sinh hoạt thường ngày của trẻ và không gây các tổn thương có thể làm sai lệch chẩn đoán trên mô bệnh học [37].
Nhiều phương pháp làm sạch đại tràng đã được áp dụng cho người lớn như thụt tháo phân hoặc sử dụng các thuốc làm tăng lượng nước trong phân. Tăng lượng nước trong phân bằng các thuốc có chứa các phân tử đường không có khả năng hấp thu hoặc hấp thu không hoàn toàn như manitol, sorbitol, lactose hay fructose hiện nay ít được sử dụng ở người lớn và không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em [37]. Thụt tháo bằng một lượng dịch lớn để làm sạch ruột cho trẻ em có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn nước, điện giải, nguy cơ hạ thân nhiệt và trẻ thường phải nằm điều trị trong bệnh viện do đó phương pháp này không còn được áp dụng trong chuẩn bị đại tràng ở trẻ em được chỉ định làm nội soi [37]. Cho đến nay chưa có sự thống nhất giữa các nhà tiêu hóa Nhi khoa về thuốc, liều lượng, thời gian chuẩn bị, sự thay đổi của chế độ ăn uống để có một phác đồ chuẩn cho quy trình nội soi đại tràng ở trẻ em.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nội soi đại tràng trong Nhi khoa có những bước phát triển và được ứng dụng không chỉ ở các bệnh viện Nhi tuyến Trung ương mà cả các bệnh viện tuyến tỉnh. Tại bệnh viện Nhi Trung ương, dung dịch sodium phosphate bắt đầu được sử dụng để làm sạch đại tràng cho trẻ có chỉ định nội soi. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá về hiệu quả làm sạch, tính an toàn của thuốc trên trẻ em Việt Nam và xây dựng quy trình chuẩn bị đại tràng phục vụ cho quá trình nội soi chẩn đoán và điều trị. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá sự chấp nhận, hiệu quả làm sạch và tính an toàn của dung dịch sodium phosphate trong nội soi đại tràng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương” nhằm hai
mục tiêu:
1. Đánh giá sự chấp nhận, hiệu quả làm sạch của dung dịch sodium phosphate trong nội soi đại tràng ở trẻ em.
2. Đánh giá tính an toàn của dung dịch sodium phosphate trong nội soi đại tràng ở trẻ em.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 13
1.1. Giải phẫu và sinh lý của đại trực tràng 13
1.1.1. Giải phẫu của đại trực tràng 13
1.1.2. Cấu trúc vi thể của đại trực tràng 18
1.1.3. Chức năng sinh lý của đại trực tràng 19
1.2. Nội soi đại tràng ống mềm 21
1.2.1. Lịch sử phát triển của nội soi đại tràng 21
1.2.2. Chỉ định và chống chỉ định nội soi đại tràng ở trẻ em 24
1.2.3. Biến chứng soi đại tràng 25
1.2.4. Các phương pháp làm sạch đại tràng 26
1.2.5. Các phương thức làm sạch đại tràng ở trẻ em 28
1.3. Dung dịch Sodium phosphate 28
1.3.1. Đánh giá sự dung nạp và hiệu quả làm sạch đại tràng 29
1.3.2. Đánh giá tính an toàn của dung dịch sodium phosphate 32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 35
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 35
2.2.2. Quy trình chọn mẫu 35
2.2.3. Sơ đồ quy trình nghiên cứu 37
2.2.4. Các biến số nghiên cứu: 37
2.2.4. Các biến số nghiên cứu: 38
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 41
2.4. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 41
2.5. Thu nhập và xử lí số liệu 42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu 43
3.1.1. Tuổi 43
3.1.2. Giới 44
3.1.3. Tổn thương trên nội soi 44
3.2. Đánh giá sự chấp nhận của phác đồ 45
3.2.1. Sự thuận lợi khi thực hiện phác đồ của bố mẹ bệnh nhân 45
3.2.2. Tuân thủ phác đồ 46
3.2.3. Triệu chứng không mong muốn xảy ra trong quá trình thực hiện phác đồ .47
3.3. Hiệu quả làm sạch của phác đồ 48
3.3.1. Mức độ làm sạch đại tràng 48
3.3.2. Mối liên quan giữa thang điểm làm sạch đại tràng với mức độ tuân thủ phác đồ 49
3.4. Mức độ hoàn thành nội soi 50
3.5. Đánh giá tính an toàn của dung dịch sodium phosphate 51
3.5.1. Thay đổi chức năng sống: mạch, huyết áp 51
3.5.2. Biểu hiện lâm sàng sau khi uống thuốc 51
3.5.3. Thay đổi xét nghiệm cận lâm sàng 52
Chương 4: BÀN LUẬN 56
4.1 Đặc điểm nhóm nghiên cứu 56
4.1.1. Tuổi và giới 56
4.1.2. Phân bố các tổn thương trên nội soi 56
4.2. Đánh giá sự dung nạp của dung dịch sodium phosphate 57
4.2.1. Đánh giá sự thuận lợi và mức độ hoàn thành phác đồ của bố mẹ và bệnh nhân 57
4.2.2. Các triệu chứng xảy ra trong quá trình thực hiện phác đồ 59
4.3. Đánh giá hiệu quả làm sạch của phác đồ 60
4.4. Đánh giá tính an toàn của dung dịch sodium phosphate 62
KẾT LUẬN 70
KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét