Vùng cổ và nền cổ được giới hạn bởi cổ trước - bên, dưới hàm, trên hõm ức và trên xương đòn. Vùng cổ và nền cổ có vai trò đặc biệt đối với cơ thể người vì có nhiều cơ quan quan trọng đi qua, như cột sống cổ, tuỷ sống, khí quản, thực quản và đặc biệt các mạch máu nuôi não và chi trên thường được gọi là mạch máu vùng cổ - nền cổ (bao gồm: Hệ thống động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh trong, động - tĩnh mạch dưới đòn, thân động mạch cánh tay đầu, tĩnh mạch vô danh, động - tĩnh mạch đốt sống) [16].
Vết thương mạch máu vùng cổ - nền cổ (VTMMVC - NC) trong đề tài này bao gồm những thương tổn mạch máu vùng cổ - nền cổ do vết thương gây nên (dao, vật nhọn đâm, đạn bắn...) loại trừ các tổn thương mạch máu do chấn thương.
Mạch máu vùng cổ và nền cổ là những mạch máu lớn, các động mạch (ĐM) tách ra từ quai ĐM chủ, cấp máu cho chi trên và vùng đầu mặt cổ. Các tĩnh mạch (TM) nhận một lượng máu lớn từ nửa trên cơ thể đổ về tim. VTMMVC - NC có thể dẫn đến mất máu nhiều, nhanh và gây sốc. Tụ máu lớn hay tràn máu tràn khí màng phổi chèn ép đường thở gây suy hô hấp do đó trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiếu máu não cấp tính với những tổn thương thần kinh trung ương không hồi phục, thậm chí tử vong [2], [12], [15].
Trên thế giới, trước chiến tranh thế giới thứ hai, VTMMVC - NC được điều trị phẫu thuật khi chảy máu hoặc tổn thương rất rõ ràng, tỷ lệ tử vong báo cáo là 18% (n = 188) trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ, 11% (n = 594) trong chiến tranh thế giới thứ I và chiến tranh thế giới thứ II, tỷ lệ này đã giảm đến 7% [47]. Fogelman và Stewart (1956) báo cáo tỷ lệ tử vong là 6% nếu mổ thăm dò nhanh chóng so với 35% nếu bị trì hoãn [15].
Ở Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về tổn thương mạch máu vùng cổ và nền cổ như: Trần Quyết Tiến (1999) báo cáo 18 trường hợp VTMMVC - NC tại Bệnh viện Chợ Rẫy với tỉ lệ tử vong là 11% [21]. Ngô Đức Hải (2003) báo cáo 45 trường hợp được phẫu thuật VTMMVC - NC tại Bệnh viện Việt Đức có tỉ lệ tử vong là 9,09% [10].
Trong vài năm gần đây tình hình VTMMVC - NC ngày càng nhiều do sự gia tăng của tai nạn sinh hoạt, cả ở thành thị lẫn nông thôn với các hình thái tổn thương đa dạng và phức tạp. Mặt khác, sự hạn chế của hệ thống y tế phân theo cấp hành chính nên phẫu thuật mạch máu thường chỉ được thực hiện ở một số Bệnh viện ngoại khoa đầu ngành, nên dù đã có nhiều tiến bộ về kỹ thuật chẩn đoán và xử trí mạch máu nói chung, nhưng do tính cấp tính của tình trạng mất máu, tính phức tạp của giải phẫu vùng cổ, VTMMVC - NC vẫn còn là một vấn đề lớn trong sơ cứu, chẩn đoán và điều trị với tỉ lệ tử vong và di chứng cao. Trong khi đó các đề tài trong nước cho đến nay đều là những nghiên cứu cách đây gần 10 năm, số lượng đề tài chưa nhiều, chưa đề cập đến các đặc điểm tổn thương vùng cổ đa dạng, đến kết quả điều trị. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật vết thương mạch máu vùng cổ - nền cổ tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2007 - 2012" với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm tổn thương của vết thương mạch máu vùng cổ - nền cổ tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2007 - 2012.
2. Đánh giá kết quả điều trị sớm của vết thương mạch máu vùng cổ - nền cổ tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 13
1.1. Tình hình nghiên cứu TTMMVC - NC trên thế giới và Việt Nam 13
1.1.1. Trên thế giới 13
1.1.2. Tại Việt Nam 14
1.2. Giải phẫu các mạch máu vùng cổ - nền cổ 16
1.2.1. Bó mạch dưới đòn 17
1.2.2. Bó mạch cảnh 18
1.2.3. Bó mạch đốt sống 21
1.2.4. Thân Động mạch cánh tay đầu 12
1.2.5. Tĩnh mạch vô danh 22
1.3. Sinh lý bệnh VTMMVC - NC 23
1.3.1. Sinh lý tuần hoàn não 23
1.3.2. Sinh lý bệnh các VTMMVC - NC 24
1.4. Giải phẫu chức năng mạch máu và phân loại các tổn thương giải
phẫu bệnh của vết thương mạch máu 27
1.4.1. Cấu trúc và chức năng bình thường của thành mạch 27
1.4.2. Giải phẫu bệnh của tổn thương mạch máu do vết thương 29
1.5. Phân vùng VTMMVC - NC 30
1.6. Đặc điểm tổn thương của VTMMVC - NC 32
1.6.1. Đặc điểm lâm sàng 32
1.6.2. Đặc điểm cận lâm sàng 34
1.6.3. Đặc điểm tổn thương đại thể mạch máu trong mổ 37
1.7. Đặc điểm tổn thương phối hợp thường gặp 37
1.7.1. Tổn thương thanh - khí quản 37
1.7.2. Tổn thương hầu và thực quản 37
1.7.3. Tổn thương thần kinh 38
1.7.4. Các tổn thương phối hợp khác 38
1.8. Điều trị VTMMVC - NC 39
1.8.1. Xử trí ban đầu 39
1.8.2. Gây mê hồi sức 40
1.8.3. Tư thế bệnh nhân và đường mổ 40
1.8.4. Đường mổ 40
1.8.5. Xử trí mạch máu bị tổn thương 41
1.8.6. Xử trí các tổn thương phối hợp 44
1.9. Biến chứng và di chứng sau mổ VTMMVC - NC 44
1.9.1. Biến chứng sớm sau mổ 44
1.9.2. Biến chứng muộn sau mổ 46
1.9.3. Di chứng sau mổ 47
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.1. Địa điểm nghiên cứu 48
2.2. Đối tượng nghiên cứu 48
2.3. Phương pháp nghiên cứu 48
2.3.1. Phương pháp 48
2.3.2. Cách lấy mẫu 48
2.3.3. Thiết kế nghiên cứu 49
2.4. Các tham số và biến số nghiên cứu 49
2.4.1. Các đặc điểm chung 49
2.4.2. Đặc điểm tổn thương 50
2.4.3. Kết quả điều trị 51
2.5. Xử lý số liệu 53
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1. Đặc điểm chung 54
3.1.1. Phân bố địa dư nơi xảy ra tai nạn 54
3.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi 55
3.1.3. Phân bố theo giới tính: 55
3.1.4. Phân bố theo nghề nghiệp 56
3.1.5. Số bệnh nhân bị VTMMVC-NC phân bố theo năm 56
3.1.6. Phân bố theo nguyên nhân gây vết thương 57
3.1.7. Phân bố theo tác nhân gây vết thương 57
3.2. Đặc điểm tổn thương 58
3.2.1. Triệu chứng sốc 58
3.2.2. Biện pháp sơ cứu vết thương ở tuyến cơ sở 59
3.2.3. Vị trí vết thương 59
3.2.4. Kích thước vết thương 60
3.2.5. Triệu chứng tại chỗ 60
3.2.6. Liên quan giữa mạch máu bị tổn thương và phân vùng cổ 62
3.2.7. Tổn thương phối hợp 63
3.2.8. Tần suất mạch máu bị tổn thương 63
3.2.9. Các hình thái tổn thương mạch máu 64
3.2.10. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh 64
3.3. Kết quả điều trị 66
3.3.1. Đặc điểm phẫu thuật 66
3.3.2. Kết quả sớm sau mổ 69
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 71
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 71
4.1.1. Phân bố theo địa dư 71
4.1.2. Phân bố nhóm tuổi 71
4.1.3. Phân bố theo giới 72
4.1.4. Phân bố theo nghề nghiệp 72
4.1.5. Số BN phân bố theo năm 72
4.1.6. Nguyên nhân và cơ chế tổn thương 73
4.2. Đặc điểm tổn thương 73
4.2.1. Triệu chứng sốc 73
4.2.2. Biểu hiện của vết thương 75
4.2.3. Triệu chứng chẩn đoán hình ảnh 79
4.3. Kết quả điều trị 83
4.3.1. Đặc điểm phẫu thuật 83
4.3.2. Kết quả sớm sau mổ 89
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Mã Tài Liệu : Caohoc.00002
Phí tải: 50.000 đ
Liên hệ : quangthuboss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét