Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Đánh giá thực trạng thực hiện chế độ ăn và luyện tập trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Lão khoa Trung ương

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa glucid thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu và rối loạn chuyển hoá các chất carbohydrat, protid, lipid. Bệnh rất phổ biến trên thế giới và mang tính xã hội, cộng đồng rõ rệt. Đây là một trong ba bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển nhanh nhất (ung thư, tim mạch và đái tháo đường) [1,2,7].
Năm 2000, có khoảng 151 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2010 có khoảng trên 221 triệu người mắc bệnh trên toàn thế giới và con số này có thể tăng lên tới 366 triệu người mắc vào những năm 2030 [34, 75]. Đái tháo đường là bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, gây ra nhiều biến chứng.
Đái tháo đường là một vấn đề y tế nan giải, một gánh nặng lớn cho toàn nhân loại. Gánh nặng bệnh tật do đái tháo đường đang tăng lên trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nơi quá trình đô thị hóa đang làm thay đổi tập quán ăn uống, giảm hoạt động thể lực và tăng cân. Việt Nam không phải quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao nhất thế giới nhưng bệnh đái tháo đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới (với tỷ lệ tăng số người bị bệnh hàng năm 8% đến 10%). Theo tính toán c ủa Hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam, tỷ lệ đái tháo đường năm 2002 là 2,7% dân số, đến năm 2008 đã tăng lên 5,7% dân số (trong đó tỷ lệ ở các thành phố lớn là 7,2%). Những nghiên cứu về dịch tễ đái tháo đường cho thấy rằng ở tuổi càng lớn tỷ lệ mắc bệnh càng cao, từ 65 tuổi trở lên tỷ lệ bệnh lên tới 16 %[21]. Trong khi đó, Việt Nam đang đứng trước thách thức về già hóa dân số với tỷ lệ người cao tuổi năm 2007 là 9,45%, tỷ lệ người cao tuổi tăng đột biến từ năm 2010 và dự báo lên tới 16,8% vào năm 2029. Việt nam hiện có gần 8 triệu người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) với tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 là 7% (ở toàn quốc) và 15% (ở thành phố) [2].
Mối liên quan giữa dinh dưỡng, lối sống và đái tháo đường từ lâu đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới công nhận. Kết quả nghiên cứu của Chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ và Nghiên cứu phòng chống bệnh đái tháo đường của Phần Lan (The American Diabetes Prevention Program (DPP) and the Finnish Diabetes Prevention Study (DPS)) cho thấy chế độ ăn giảm chất béo và tăng cường hoạt động thể lực giúp làm giảm 58% tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường.
Chế độ ăn hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng về số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng kết hợp với chế độ luyện tập thường xuyên và điều trị thuốc không những giúp kiểm soát glucose trong máu ở mức điều hòa, duy trì cân nặng phù hợp, đảm bảo cho người bệnh cao tuổi có đủ sức khỏe để hoạt động, tự chăm sóc bản thân mà còn ngăn ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.
Bệnh viện Lão khoa Trung ương là bệnh viện đầu ngành trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, có tỷ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường týp 2 cao, nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến mối liên quan giữa khẩu phần dinh dưỡng, lối sống với bệnh đái tháo đường. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá thực trạng thực hiện chế độ ăn và luyện tập trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Lão khoa Trung ương" với hai mục tiêu:
1. Khảo sát thực trạng thực hiện chế độ ăn, luyện tập trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi và một số yếu tố liên quan.
2. Tìm hiểu một số ảnh hưởng của chế độ ăn và luyện tập lên kiểm soát
đường máu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỒNG QUAN 3
1.1. Đại cương về bệnh ĐTĐ 3
1.1.1. Khái niệm về ĐTĐ và tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ typ 2 3
1.1.2. Tỷ lệ mắc ĐTĐ 3
1.1.3. Phân loại ĐTĐ 6
1.1.4 Cơ chế bệnh sinh 7
1.1.5. Các biến chứng của bệnh ĐTĐ 8
1.1.6. Các yếu tố nguy cơ liên quan với bệnh ĐTĐ 11
1.2. Tuổi già và bệnh tật 13
1.3. Tuổi già và bệnh ĐTĐ 14
1.4. Dinh dưỡng và bệnh ĐTĐ 16
1.4.1. Vai trò của tư vấn dinh dưỡng trong điều trị ĐTĐ 16
1.4.2. Chế độ ăn cho người bệnh ĐTĐ 17
1.5. Hoạt động thể lực ở người bệnh ĐTĐ 25
1.5.1. Khái niệm hoạt động thể lực 25
1.5.2. Cơ chế tác dụng 26
1.5.3. Lợi ích của hoạt động thể lực 26
1.5.4. Hiệu quả của hoạt động thể lực 27
1.5.5. Nguy cơ khi tập luyện 29
1.5.6. Chỉ định và chống chỉ định các hoạt động thể lực 30
1.5.7. Phương thức tiến hành 31
1.5.8. Lưu ý khi tập luyện 33
Chương2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35
2.2. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn 35
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu 36
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 36
2.3.2. Các biến số nghiên cứu 36
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu 41
2.4. Xử lý số liệu 41
2.5. Sai số 42
2.6. Đạo đức nghiên cứu 42
Chương 3. KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu 44
3.1.1. T uổi và giới của đối tượng nghiên cứu 44
3.1.2. Trình độ học vấn 44
3.1.3. Đặc điểm về chỉ số nhân trắc 45
3.2. Thực trạng thực hiện chế độ ăn, luyện tập của bệnh nhân ĐTĐ týp
2 cao tuổi và các yếu tố liên quan 46
3.2.1 Đánh giá thực trạng thực hiện chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi 46
3.2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện các hoạt động thể lực của bệnh
52
nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi
3.2.3. Một số yếu tố liên quan 55
3.3. Đánh giá đáp ứng kiểm soát đường máu lúc đói, HbA1c, BMI, chỉ
số mỡ máu với chế độ ăn và luyện tập thể lực ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 58
cao tuổi
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 65
4.2. Thực trạng thực hiện chế độ ăn, luyện tập của bệnh nhân ĐTĐ týp 66
2 cao tuổi
4.2.1. Thực trạng thực hiện các hoạt động thể lực của bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 cao tuổi 66
4.2.2. Thực trạng thực hiện các hoạt động thể lực của bệnh nhân
69
ĐTĐ týp 2 cao tuổi
4.2.3. Một số yếu tố liên quan 71
4.3. Đánh giá đáp ứng kiểm soát đường máu lúc đói, HbA1c,BMI,chỉ số mỡ máu với chế độ ăn và luyện tập thể lực ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 75
cao tuổi
KÉT luận  79
KIÉN NGHỊ  81
 MÃ CAOHOC.00057
Liên hệ quangthuboss@gmail.com
0904.704.374

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét