Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Đánh giá hiệu qua điều trị vàng da tăng bilirubin tự do bằng đèn led tại khoa sơ sinh bệnh viện nhi Trung Ương

Vàng da tăng bilirubin tự do là một triệu chứng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ non hoặc bệnh lý.
Hằng năm ở Mỹ có khoảng 60-70% trong tổng số 4 triệu sơ sinh có triệu chứng vàng da lâm sàng [39]. Tại Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ nào về vấn đề này.
Nghiên cứu tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2002 cho thấy tỷ lệ vàng da cũng rất cao chiếm 17.9% tổng số trẻ sơ sinh nhập viện.Trong số này có 25% số trẻ có biểu hiện vàng nhân não [2]. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy có tới 80% trẻ sơ sinh thiếu tháng có biểu hiện vàng da tăng bilirubin gián tiếp nhưng thường là vàng da sinh lý [17]. 5-25% trong số này là vàng da bệnh lý [24], [40], [30].Trong những năm gần đây, vàng da tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh vẫn là vấn đề nổi cộm cần được can thiệp tích cực trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị.
Vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề cho gia đình và xã hội. Khi nồng độ bilirubin tự do trong huyết thanh >20mg% thì có thể dẫn tới biến chứng vàng nhân não [29], [51]. Biến chứng này có tỉ lệ tử vong cao hoặc nếu sống sót sẽ để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn.Vàng nhân não là một trong sáu nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh.
Chiếu đèn là một biện pháp đơn giản, hữu hiệu điều trị vàng da tăng bilirubin tự do.
Nhiều công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đều chỉ ra rằng việc chiếu đèn sớm ngay khi phát hiện vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý có kết quả cao và giảm được tỉ lệ thay máu [5], [15].
Trước đây vàng da được điều trị bằng các loại đèn bản chất ánh sáng là Incandescent và Fluorescent bước sóng từ 425nm-475nm (đèn Halogen, đèn Rạng đông, đèn Philip..
Hiện nay, tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương, vàng da chủ yếu được điều trị bằng đèn LED, đây là một trong những bước tiến bộ mới trong liệu pháp ánh sáng trị liệu. LED có những ưu điểm nổi bật:
Bước sóng 460nm có khả năng hấp thụ bilirubin cao nhất.
Cường độ chiếu sáng cao, có mode tăng cường với những bệnh nhân nặng
Không sinh nhiệt, do đó có thể giảm khoảng cách giữa đèn và bệnh nhân để tăng hiệu quả điều trị mà không sợ nguy cơ bỏng.
Độ bền cao.
Trên thế giới đã có những nghiên cứu về loại đèn này cho kết quả tốt như nghiên cứu của Belma Saygili Karagol, Omer Erdeve và cộng sự [36] Tại Việt Nam, cho đến nay có ít công trình đề cập tới việc sử dụng đèn LED.
Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với 2 mục tiêu:
1- Đánh giá hiệu quả điều trị vàng da tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh bằng đèn LED tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2012-8/2012.
2- Nhận xét một số tác dụng phụ không mong muốn trong điều trị vàng da bằng đèn LED.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Ch ương 1: TỔNG QUAN 12
1.1. Lịch sử nghiên cứu về vàng da ở trẻ sơ sinh ở Việt Nam và trên thế giới .12
1.1.1. Ở Việt Nam 12
1.1.2. Nước ngoài 13
1.2. Dịch tễ học 15
1.3. Các yếu tố nguy cơ của vàng da 17
1.3.1. Yếu tố di truyền, dân tộc và tính chất gia đình 17
1.3.2. Yếu tố ảnh hưởng từ phía mẹ 17
1.3.3. Sự chuyển dạ và các yếu tố liên quan tới vàng da sơ sinh 18 
1.3.4. Các yếu tố từ phía con 18
1.4. Sinh lý bệnh học vàng da tăng bilirubin gián tiếp 18
1.4.1. Sinh lý bệnh vàng da tăng bilirubin gián tiếp 18
1.4.2. Hậu quả vàng nhân não do tăng bilirubin tự do 21
1.5. Biểu hiện vàng da tăng bilirubin gián tiếp trên lâm sàng 25
1.5.1. Vàng da sinh lý 26
1.5.2. Vàng da bệnh lý 27
1.5.3. Biểu hiện lâm sàng của tổn thương não cấp do tăng bilirubin gián tiếp 27
1.5.4. Biểu hiện lâm sàng của tổn thương não mãn tính hay gặp nhất... 28
1.6. Chẩn đoán vàng da do tăng bilirubin tự do 28
1.6.1. Chẩn đoán vàng da do tăng bilirubin tự do bệnh lý 28
1.6.2. Chẩn đoán vàng nhân não 29
1.7. Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh 30
1.7.1. Điều trị bằng thuốc 30
1.7.2. Điều trị bằng thay máu 30
1.8. Ánh sáng liệu pháp 31
1.8.1. Cơ chế của điều trị vàng da bằng ánh sáng 31
1.8.2. Chỉ định của phương pháp chiếu đèn 33
1.8.3. Chống chỉ định của phương pháp chiếu đèn 33
1.8.4. Cách tiến hành chiếu đèn 33
1.9. Tổng quan về đèn LED 34
1.9.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của liệu pháp ánh sáng 34
1.9.2. Tổng quan về đèn LED 36
1.10. Một số tác dụng phụ của chiếu đèn 37
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 38
2.1. Địa điểm nghiên cứu 38
2.2. Đối tượng nghiên cứu 38
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 38
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 39
2.3. Phương pháp 39
2.4. Xử lý số liệu 43
2.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài 43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 44
3.1.1. Phân bố trẻ vàng da theo giới tính 44
3.1.2. Tuổi thai 45
3.1.3. Cân nặng 45
3.1.4. Ngày chiếu đèn 46
3.1.5. Vùng vàng da 46
3.2. Hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm nghiên cứu 47
3.2.1. Kết quả điều trị 47
3.2.3. Thời gian chiếu đèn 49
3.2.4. Hiệu quả điều trị ở nhóm bệnh nhân có bất đồng nhóm máu mẹ
con hệ ABO 52
3.2.5. Hiệu quả điều trị ở nhóm bệnh nhân giảm Albumin máu nặng.... 53
3.3. Tác dụng phụ của chiếu đèn 53
3.4. So sánh tính năng sử dụng và hiệu quả kinh tế 54
Chương 4: BÀN LUẬN 55
4.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu 55
4.1.1. Đặc điểm về giới 55
4.1.2. Đặc điểm về tuổi thai 55
4.1.3. Đặc điểm về cân nặng 56
4.1.4. Đặc điểm về tuổi được chiếu đèn 57
4.1.5. Mức độ vàng da trên lâm sàng 58
4.2. Hiệu quả của đèn LED 58
4.3. Tính năng sử dụng và hiệu quả kinh tế của LED 65
4.4. Tác dụng phụ không mong muốn của chiếu đèn LED 66
KÉT LUẬN 68
KIÉN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 CAOHOC.00048
Liên hệ quangthuboss@yahoo.com
0904.704.374

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét