Bệnh lý tuyến giáp là một trong những bệnh lý hay gặp, theo Tumbridge và cộng sự [54], tiến hành nghiên cứu 2779 người, tại Anh cho thấy tỷ lệ cường giáp là 27/1000 nữ và 2,3/1000 nam; tỷ lệ suy giáp là 19/1000 nữ và ít hơn 1/1000 nam. Vanderpump và cộng sự [56] cũng nghiên cứu và theo dõi quần thể này trong khoảng thời gian 20 năm cho thấy tỷ lệ mắc mới suy giáp do mọi nguyên nhân ở nữ là 4,1/1000 người/năm và ở nam là 0,6/1000 người/năm; tỷ lệ mắc mới cường giáp ở nữ là 0,8/1000 người/năm và không đáng kể ở nam. Anita McGrogan và cộng sự [21], thống kê 2227 bài báo nghiên cứu các bệnh tuyến giáp tự miễn trong hơn 2 thập kỷ (1980-2008) ở Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, New Zealand, Scotland, Trung Quốc... cũng có kết luận tương tự.
Trong các bệnh lý tuyến giáp, viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto (viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính hay viêm tuyến giáp tự miễn mạn tính) là một bệnh tự miễn dịch, có sự hiện diện của các kháng thể kháng giáp trong máu [6]. Theo một số nghiên cứu trên thế giới viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto xảy ra ưu thế ở nữ giới, nữ/nam = 9-10/1 và tuổi thường gặp ở lứa tuổi trung niên [31], [32]. Bệnh tuyến giáp tự miễn có thể phối hợp với một số bệnh tự miễn khác như: bệnh Addison [23], [39], [45], [57]; lupus ban đỏ hệ thống [39], [48], [57]; viêm khớp dạng thấp [39]; đái tháo đường typ 1 [35], [37], [38], [39], [57].
Khi bị viêm tuyến giáp mạn tính thường dẫn đến hậu quả là tuyến giáp sẽ bị tổn thương dần dần, khả năng sản xuất hormone tuyến giáp bị giảm gây suy giáp [14]. Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto là nguyên nhân gây suy giáp tại tuyến chiếm tỷ lệ khá cao 35% [5].
Suy giáp gây ra các rối loạn chuyển hóa ở mọi cơ quan và tổ chức trong cơ thể với đặc điểm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng từ từ so với biến đổi nồng độ hormone tuyến giáp trong máu, chính vì vậy chẩn đoán bệnh thường muộn. Suy giáp nếu phát hiện muộn có thể gây nên các biến chứng nặng như tràn dịch màng ngoài tim, hôn mê phù niêm đe dọa đến tính mạng người bệnh [3], [11], [13]. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm được bệnh, điều trị đơn giản, hiệu quả, chi phí thấp, bệnh nhân có thể nhanh chóng phục hồi.
Ở Việt Nam nghiên cứu về bệnh lý tuyến giáp như Basedow, suy giáp đã được quan tâm nhiều, tuy nhiên viêm tuyến giáp đặc biệt là viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto ít được quan tâm và chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Chẩn đoán xác định viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto dựa vào lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng, trong đó xét nghiệm miễn dịch (anti-TPO) và giải phẫu bệnh tuyến giáp đặc biệt quan trọng [14]. Bệnh viện Bạch Mai là một trong những cơ sở đầu ngành thực hiện được đầy đủ các xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán bệnh viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto.
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto” với hai mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto.
2. Nhận xét về điều trị nội khoa bệnh viêm tuyến giáp mạn tính
Hashimoto.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1:TỔNG QUAN 13
1.1 NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TUYẾN GIÁP 13
1.1.1 Nhắc lại phôi học 13
1.1.2. Giải phẫu học 14
1.1.3. Mô học 14
1.1.4. Sinh lý học 15
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH VIÊM TUYẾN GIÁP MẠN TÍNH HASHIMOTO 20
1.2.1. Khái niệm và dịch tễ học 20
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh 20
1.2.3. Lâm sàng 21
1.2.4. Cận lâm sàng 23
1.3. ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH VIÊM TUYẾN GIÁP MẠN TÍNH HASHIMOTO .. 29
1.3.1. Sơ lược về thuốc hormone giáp 29
1.3.2. Điều trị bệnh nhân viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto có suy
giáp lâm sàng: 30
1.3.3. Điều trị bệnh nhân viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto bị suy
giáp cận lâm sàng: 31
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIÊM TUYẾN GIÁP MẠN TÍNH HASHIMOTO . 31
1.4.1. Trong nước 31
1.4.2. Nước ngoài: 32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 34
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 34
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 34
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 35
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 35
2.3.2. Thu thập số liệu: 35
2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá 39
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 41
2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN VIÊM TUYẾN GIÁP
MẠN TÍNH HASHIMOTO 44
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 44
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 47
3.1.3. Mối tương quan giữa một số xét nghiệm cận lâm sàng 53
3.1.4. Viêm tuyến giáp Hashimoto phối hợp với các bệnh tự miễn khác... 59
3.2. NHẬN XÉT ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH VIÊM TUYẾN GIÁP MẠN TÍNH
HASHIMOTO 59
3.2.1. Tỷ lệ điều trị nội khoa của bệnh nhân VTG mạn tính Hashimoto 59
3.2.2. Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa ở nhóm bệnh nhân
nghiên cứu tiến cứu 60
3.2.3. Liều lượng Levothyrox khởi đầu trung bình và liều Levothyrox
trung bình sau 6 tuần điều trị 60
3.2.4. Liều lượng Levothyrox khởi đầu trung bình và liều Levothyrox
trung bình sau 6 tuần điều trị theo tuổi 61
3.2.5. Nồng độ hormon FT3, FT4, TSH trung bình trước - sau điều trị
ở nhóm bệnh nhân VTG mạn tính Hashimoto được theo dõi sau điều trị 6 tuần 62
Chương 4: BÀN LUẬN 63
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM
TUYẾN GIÁP MẠN TÍNH HASHIMOTO 63
4.1.1. Tuổi 63
4.1.2. Giới 63
4.1.3. Triệu chứng lâm sàng 64
4.1.4. Hormon tuyến giáp FT3, FT4 65
4.1.5. Hormon kích thích tuyến giáp của tuyến yên TSH 65
4.1.6. Nồng độ anti-TPO 65
4.1.7. Chức năng tuyến giáp ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 67
4.1.8. Tình trạng rối loạn lipid máu 68
4.1.9. Tình trạng thiếu máu 69
4.1.10. Siêu âm tuyến giáp 69
4.1.11. Các bệnh tự miễn phối hợp 70
4.2. BÀN LUẬN VỀ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH VIÊM TUYẾN GIÁP MẠN TÍNH
HASHIMOTO 71
4.2.1. Tỷ lệ điều trị nội khoa của bệnh nhân viêm tuyến giáp mạn tính
Hashimoto 71
4.2.2. Liều lượng Levothyrox khởi đầu trung bình và liều lượng
Levothyrox trung bình sau 6 tuần điều trị ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu tiến cứu 72
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
CAOHOC.00062
Liên hệ quangthuboss@gmail.com
0904.704.374
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét