Rắn độc cắn là một trong những tai nạn nguy hiểm thường gặp ở các nước nhiệt đới, với trên 2,5 triệu người bị rắn độc cắn và khoảng 125.000 người tử vong do rắn độc cắn mỗi năm [39], [40], [66], [68], [121]. Ở nước ta,các chuyên gia ước tính mỗi năm có khoảng 30.000 người bị rắn cắn nhưng phần lớn không được báo cáo ghi nhận đầy đủ do nạn nhân tử vong trước khi kịp đến cơ sở y tế hoặc được cấp cứu và điều trị theo các biện pháp dân gian [wilken]. Thống kê số liệu của gần hai nghìn bệnh nhân rắn độc cắn nhập viện, các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy nhận định một số loài rắn độc thường gây tai nạn rắn cắn nhất ở khu vực Miền Nam nước ta là rắn lục xanh (43,3%), hổ đất (23,8%), chàm quạp (19,4%), hổ mèo (10%) và hổ chúa (1,2%) [77].
Nhiễm độc nọc rắn nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của nạn nhân sau khi sống sót [39]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân bị nhiễm độc nọc rắn là huyết thanh kháng nọc rắn (HTKNR) [114]. Ở Việt Nam, đã có 2 loại HTKNR thương phẩm được sử dụng trên lâm sàng đó là huyết thanh kháng nọc rắn lục xanhvà hổ đất do Viện vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) ở Nha Trang sản xuất.
Tuy nhiên, việc sử dụng 2 loại huyết thanh kháng nọc rắn đơn đặc hiệu này chỉ thực sự hiệu quả khi xác định sớm và chính xác loài rắn độc đã gây ra tai nạn rắn cắn [2]. Cho đến nay, ở nước ta việc chẩn đoán loài rắn độc đã gây ra tai nạn rắn cắn để sử dụng HTKNR chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, do đó thường bị hạn chế và chỉ được thực hiện ở các bệnh viện tuyến cuối nơi có các chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Hiện nay trên thế giới đã có một số loại xét nghiệm được dùng để phát hiện nọc rắn độc của Úc, Ấn Độ và Đài Loan ngay trên thực địa và lâm sàng tại các nước này. Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý khác nhau nên có sự phân bố các loài rắn khác nhau giữa các vùng địa lý. Từ đó, xét nghiệm phát hiện nọccủa loài rắn độc có ở khu vực này không sử dụng được để phát hiện nọc củaloài rắn có ở khu vực khác [15], [56]. Do vậy, cần phải phát triển các xétnghiệm phát hiện riêng nọc rắn của các loài rắn độc sinh sống ở Việt Nam màcho tới nay nước ta vẫn chưa có [5].
Bộ xét nghiệm phát hiện nọc rắn độc là bộ xét nghiệm cấp cứu; Ngoàikhả năng phát hiện nhanh và chính xác nọc độc, bộ xét nghiệm này còn đòihỏi phải đơn giản, dễ sử dụng, bền vững trong các điều kiện bảo quản và sửdụng ở thực địa, nơi có trang thiết bị tối thiểu. Với các lý do trên, kỹ thuật hấpphụ miễn dịch gắn enzym (enzyme-linked immunosorbent assay ELISA)thường được áp dụng cho mục đích này. Trong các dạng xét nghiệm ELISA,thì ELISA sandwich sử dụng hệ khuếch đại avidin-biotin (AB-ELISA) vàELISA sandwich sử dụng kháng thể thứ ba gắn enzym (AbE-ELISA) là hai dạng thiết kế được ứng dụng nhiều nhất trong phát triển bộ xét nghiệm phát hiện nọc rắn độc.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu chế tạo bộ xét nghiệm ELISA phát hiện nọc rắn độc và ứng dụng lâm sàng chẩn đoán rắn độc cắn ở Việt Nam” được tiến hành nhằm:
1. Chế tạo bộ xét nghiệm AB-ELISA phát hiện nọc độc của 4 loài rắn lụcxanh, hổ đất, chàm quạp, hổ chúa và phát triển bộ xét nghiệm AbE-ELISAphát hiện nọc độc của 2 loài rắn lục xanh và hổ đất ở Việt Nam.
2. Đánh giá hiệu quả phát hiện nọc và định loài rắn độc của bộ xét nghiệmELISA trong các bệnh phẩm lâm sàng
Mã Tài liệu : TONGHOP.00263
Liên hệ : quangthuboss@gmail.com
Phí tải : 50.000 đ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét