Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Nhận xét mật độ xương ở phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa

Việt Nam đang trên đà phát triển về mọi mặt song hành cùng với sự phát triển của thế giới, và một điều không thể thiếu được trong sự phát triển này là sự quan tâm chăm sóc sức khoẻ nhằm nâng cao chất lượng sống. Vào những năm 90, trên thế giới có khoảng 467 triệu phụ nữ trên 50 tuổi, dự kiến đến năm 2030 con số này sẽ tăng lên 1,2 tỷ. Ở độ tuổi này phụ nữ chiếm một vai trò và vị trí rất quan trọng trong gia đình và xã hội, đồng thời cũng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe do sự thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và một số yếu tố khác, đặc biệt là sự thay đổi về nội tiết mà cụ thể là sự diễn ra của hiện tượng mãn kinh.
Mãn kinh là một quá trình sinh lý của người phụ nữ, diễn ra khi ngừng hành kinh vĩnh viễn do buồng trứng mất chức năng tạo noãn. Mãn kinh gây ra các triệu chứng rất đa dạng và có thể ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ như mất kinh, các biểu hiện rối loạn vận mạch, teo cơ quan niệu-sinh dục, loãng xương và bệnh tim mạch.
Loãng xương là bệnh lý được đặc trưng bởi tình trạng giảm khối xương, thay đổi vi cấu trúc của mô xương, dẫn đến xương trở nên giòn, và làm tăng nguy cơ gẫy xương. Loãng xương có tỷ lệ mắc bệnh cao và để lại nhiều hậu quả nặng nề, nhất là gãy cổ xương đùi, gẫy đầu dưới xương quay và xẹp lún đốt sống. Đây chính là một trong những vấn đề đáng lo ngại, làm ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ nói riêng và ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội nói chung. Hiện nay có nhiều phương pháp đo mật độ xương (MĐX) để chẩn đoán loãng xương, tuy nhiên phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép được TCYTTG đánh giá là tốt hơn cả, và đây cũng là phương pháp được ứng dụng phổ biến ở Việt Nam.
HCCH đã và đang là một vấn đề quan trọng của y tế cộng đồng các nước đã và đang phát triển do tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao (5-25% dân số trưởng thành) và những hậu quả nặng nề của bệnh [25], [22]. HCCH là một tập hợp các yếu tố bao gồm yếu tố nguy cơ tim mạch, tình trạng viêm mức độ nhẹ, béo trung tâm, giảm dung nạp glucose, tăng huyết áp, rối loạn Lipid máu, và tăng insulin máu [27]. Mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc HCCH lên đến 60% sau khi đã điều chỉnh theo tuổi, BMI và hoạt động thể lực. Ước tính 50% các trường hợp các biến cố tim mạch xảy ra ở phụ nữ đều có liên quan đến HCCH [31].
Cho đến nay đã có những nghiên cứu về mối liên quan giữa MĐX và HCCH, vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, tuy nhiên kết quả những nghiên cứu này còn rất khác nhau [43], [51], [50], [45].
Ở Việt Nam những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về MĐX ở nhóm đối tượng mãn kinh, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào về mối quan hệ giữa MĐX và HCCH nói chung và ở phụ nữ mãn kinh nói riêng. MĐX. Liệu HCCH có phải là yếu tố nguy cơ gây giảm MĐX, loãng xương hay không? Nếu đúng thì việc điều trị HCCH có cải thiện được MĐX hay không? Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nhận xét mật độ xương ở phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa” nhằm 2 mục tiêu:
1. Nhận xét MĐX ở phụ nữ mãn kinh có HCCH.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa MĐX với các thành tố của HCCH và một số yếu tố khác.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 13
1.1. Đại c-ơng về mãn kinh 13
1.1.1. Định nghĩa 13
1.1.2. Biểu hiên lâm sàng và cân lâm sàng 13
1.1.3. Sự chuyển tiếp tiền mãn kinh - mãn kinh và thời kỳ mãn kinh. .. 15
1.1.4. Sự thay đổi nồng độ estron và estradiol khi mãn kinh 16
1.2. Hội chứng chuyển hoá 17
1.3. Mãn kinh và HCCH 19
1.4. Mãn kinh và những thay đổi về xương 21
1.5.  Bệnh loãng xương 23
1.5.1. Sơ lược về cấu trúc, chức năng của xương và cơ chế bênh sinh của
loãng xương 23
1.5.2. Định nghĩa loãng xương 24
1.5.3. Dịch tễ loãng xương 24
1.5.4. Phân loại loãng xương 25
1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến loãng xương 25
1.6. Các phương pháp xác định MĐX 27
1.6.1. Phương pháp hấp thụ năng lượng tia X kép 27
1.6.2. Các phương pháp khác 28
1.7. Tình hình nghiên cứu về MĐX ở phụ nữ mãn kinh có HCCH trong
và ngoài nước 31
1.7.1. Trên thế giới 31
1.7.2. Tại Việt Nam 33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Địa điểm nghiên cứu 34
2.2. Đối tượng nghiên cứu 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu 35
2.4. Phương tiện nghiên cứu 35
2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu 35
2.6. Thời gian nghiên cứu 44
2.7. Khía cạnh đạo đức của đề tài 44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 45
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, chiều cao, cân nặng 45
3.1.2. Sự phân bố bệnh nhân theo thời gian mãn kinh 45
3.1.3. Sự phân bố bệnh nhân theo chỉ số khối cơ thể và vòng eo 47
3.1.4. Đặc điểm lâm sàng về loãng xương 48
3.1.5. Giá trị trung bình của huyết áp 49
3.1.6 Giá trị trung bình của các xét nghiệm 50
3.1.7. Tình trạng kháng Insulin ở đối tượng nghiên cứu 52
3.2. Mật độ xương và tỷ lệ loãng xương ở đối tượng nghiên cứu 54
3.2.1. Chỉ số T- score dựa trên kết quả đo MĐX theo từng vị trí 54
3.2.2. Mật độ xương trung bình ở 2 nhóm 55
3.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của các thành phần trong HCCH, BMI và một
số yếu tố khác đối với MĐX 55
3.3.1. Mối liên quan giữa tuổi và MĐX 55
3.3.2. Mối liên quan giữa thời gian mãn kinh và MĐX 56
3.3.3. Mối liên quan giữa BMI và MĐX 60
3.3.4. Mối liên quan giữa vòng eo (VE) và MĐX 62
3.3.5. Mối liên quan giữa huyết áp và MĐX 63
3.3.6. Ảnh hưởng của lipid máu đối với mật độ xương 65
3.3.7. Mối liên quan giữa Glucose máu lúc đói và MĐX 66
3.3.8. Ảnh hưởng của tình trạng kháng Insulin đối với mật độ xương... 68
3.3.9. Mối liên quan giữa CRP và MĐX 69
3.4. Dự báo gãy xương theo mô hình FRAX 71
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 72
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 72
4.1.1. Tuổi, chiều cao, cân nặng của đối tượng nghiên cứu 72
4.1.2. Đặc điểm của HCCH 72
4.1.3. Đặc điểm về một số xét nghiệm máu 74
4.1.4. Mãn kinh và tình trạng kháng insulin 75
4.2. MĐX và tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh có HCCH 76
4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến MĐX ở phụ nữ mãn kinh có HCCH. ... 78
4.3.1. Ảnh hưởng của các thành tố trong HCCH 78
4.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố khác 83
4.4. Dự báo nguy cơ gãy xương ở phụ nữ mãn kinh có HCCH 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét