Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi u buồng trứng tại Bệnh viên Đại Học Y Hà Nội

Trên thế giới PTNS hiện đại thực sự phát triển mạnh từ năm 1 987 sau ca cắt túi mật thành công qua nội soi đầu tiên của Philippe Mouret tại Lyon - Pháp. Cho đến nay tính ưu việt của PTNS như mất ít máu, ít gây sang chấn, an toàn, nhanh bình phục, tính thẩm mỹ cao... đã được khẳng định [2], [23].

Việc áp dụng PTNS trong phụ khoa đã mang lại một kết quả vô cùng khả quan. Mức độ phẫu thuật ngày càng được nâng cao như phẫu thuật u nang buồng trứng, các can thiệp tại vòi tử cung trong điều trị vô sinh, phẫu thuật chửa ngoài tử cung, phẫu thuật cắt tử cung và đến nay PTNS đã áp dụng trong điều trị một số ung thư phụ khoa [23], [29], [50], [54], [60].

Một trong những PTNS hay được áp dụng nhất trong phụ khoa là phẫu thuật u buồng trứng lành tính bao gồm cắt buồng trứng hoặc bóc u.

Tại Việt Nam, PTNS u buồng trứng lần đầu tiên được áp dụng tại Bệnh viện Từ Dũ vào năm 1 993 và tại Bệnh viện Phụ Sản trung ương vào năm 1 996. Gần đây rất nhiều cơ sở phẫu thuật đã áp dụng PTNS trong điều trị u buồng trứng lành tính. Đặc biệt tại các cơ sở phẫu thuật lớn, điều trị u buồng trứng lành tính bằng PTNS đã phần lớn thay thế phẫu thuật mở bụng cổ điển. Cho tới nay PTNS trong điều tr u nang buồng trứng lành tính đã được áp dụng rộng rãi đến cơ sở y tế cấp huyện ở nhiều huyện thị khác nhau trên cả nước.

Ở nước ta đã có một số nghiên cứu về kỹ thuật, chỉ định và kết quả của PTNS u buồng trứng. Kết quả cho thấy còn nhiều vấn đề tồn tại trong việc áp dụng PTNS trong điều tr u buồng trứng lành tính như tai biến chảy máu, tổn thương hệ tiết niệu và tiêu hóa, tai biến do bơm hơi, bỏ sót ung thư gây lan tràn vào ổ bụng nếu không được chẩn đoán trước và trong mổ. Ngoài ra còn các tai biến do gây mê, các hạn chế của gây mê trong PTNS khi có bệnh kết hợp, các trường hợp u dính nhiều, u lớn phải chuyển sang mổ mở. Hơn nữa chỉ định của phẫu thuật nội soi u buồng trứng đang còn bị hạn chế về kích thước u, tính chất lành hay ác tính của khối u, ổ bụng có VMC, khối u dính, đặc biệt tại những cơ sở mới triển khai phẫu thuật nơi mà trình độ và kinh nghiệm của phẫu thuật viên cũng như gây mê còn chưa tốt [13], [14], [16], [23][38], [50].

Tuy nhiên theo thời gian việc áp dụng PTNS nói chung và PTNS u buồng trứng nói riêng ngày càng nhiều, kỹ thuật PTNS ngày càng được hoàn thiện, chỉ định cũng được mở rộng hơn [10], [11], [13], [14], [16], [43].

Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội là bệnh viện mới được đi vào hoạt động từ 08/ 2008, với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiêm có chuyên môn cao. Tại đây PTNS u buồng trứng cũng đã được triển khai sâu rộng và trở thành một phẫu thuật thường quy.

Ở thời điểm hiện tại cũng chưa có nghiên cứu nào tổng kết về công tác điều trị phẫu thuật nội soi u buồng trứng tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội.

Từ những thực tế trên, việc nghiên cứu đánh giá tình hình PTNS u buồng trứng tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội trong thời điểm hiện nay là cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi u buồng trứng tại Bệnh viên Đại Học Y Hà Nội ” nhằm mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u buồng trứng lành tính được phẫu thuật nội soi.

2. Nhận xét kết quả phẫu thuật nội soi u buồng trứng lành tính tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội năm 2011.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14

1 . 1 . Sơ lược l ịch sử phát triển, ứng dụng, triển vọng của PTNS trên thế giới 14

1 .2. Tình hình ứng dụng và phát triển PTNS ở Việt Nam: 14

1 .3. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý, mô học của buồng trứng: 15

1 .3. 1 . Giải phẫu buồng trứng: 15

1.3.2. Sinh lý: 17

1 .3.3. Mô học: 17

1 .4. Phân loại các khối u buồng trứng: 18

1 .4. 1 . Đại thể: 18

1 .4.2. Vi thể: 19

1 .5. Chẩn đoán u buồng trứng: 21

1.5.1. Lâm sàng: 21

1 .5.2. Cận lâm sàng: 22

1 .6. Các phương pháp điều trị u buồng trứng: 24

1 .6. 1 . Chọc hút u dưới siêu âm: 24

1 .6.2. Phẫu thuật mở bụng: 24

1 .6.3. Phẫu thuật qua nội soi ổ bụng: 24

1 .7. Phẫu thuật nội soi u buồng trứng: 25

1 .7. 1 . Chỉ định và chống chỉ định: 25

1 .7.2. Các phương pháp điều trị U buồng trứng bằng PTNS: 25

1 .7.3. Các bước tiến hành PTNS u buồng trứng: 29

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2. . Đối tượng nghiên cứu: 32

2. 1 . 1 . Tiêu chuẩn lựa chọn: 32

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 32

2.2. Phương pháp nghiên cứu: 32

2.2. 1 . Thiết kế nghiên cứu: 32

2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu: 32

2.2.4. Xử lý số liệu: 34

2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: 34

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

3. 1 . Đặc điểm dịch tễ của nhóm đối tượng nghiên cứu: 36

3. 1 . 1 . Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu: 36

3. 1 .2. Phân bố theo nghề nghiệp: 37

3. 1 .3. Phân bố bệnh nhân theo địa dư: 37

3. 1 .4. Tiền sử sản khoa: 38

3. 1 .5. Tiền sử VMC ổ bụng: 38

3.2. Đặc điểm lâm sàng u buồng trứng trước phẫu thuật: 39

3.2. 1 . Hoàn cảnh phát hiện khối u: 39

3.2.2. Vị trí u dựa trên lâm sàng, siêu âm, nội soi: 39

3.2.3. Kích thước u buồng trứng: 40

3.2.4. Mức độ di động của khối u trên lâm sàng và mức độ dính của khối u

khi nội soi: 40

3.3. Đặc điểm cận lâm sàng u buồng trứng trước phẫu thuật: 41

3.3. 1 . Tính chất khối u trên siêu âm: 41

3.3.2. Nồng độ CA-125: 41

3.4. Kết quả phẫu thuật: 42

3.4. 1 . Tỉ lệ PTNS u buồng trứng trên tổng số phẫu thuật u buồng trứng: 42

3.4.2. Tỉ lệ thành công: 42

3.4.3. Phương pháp phẫu thuật: 43

3.4.4. Thời gian phẫu thuật (TGPT) và các yếu tố liên quan: 46

3.5. Kết quả giải phẫu bệnh: 48

3.6. Hậu phẫu: 49

3.6. 1 . Biến chứng sau mổ: 49

3.6.2. Sử dụng kháng sinh: 49

3.6.3. Thời gian trung tiện: 50

3.6.4. Thời gian nằm viện sau mổ: 50

Chương 4: BÀN LUẬN 51

4. 1 . Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: 51

4. 1 . 1 . Tuổi: 51

4. 1 .2. Nghề nghiệp: 52

4. 1 .3. Địa dư: 52

4. 1 .4. Tiền sử sản khoa: 52

4. 1 .5. Tiền sử VMC ổ bụng: 53

4.2. Đặc điểm u buồng trứng trước phẫu thuật: 54

4.2. 1 . Hoàn cảnh phát hiện u: 54

4.2.2. Số lượng, vị trí và kích thước u trên lâm sàng, siêu âm, nội soi: 55

4.2.3. Độ di động của khối u trên lâm sàng và độ dính của khối u

khi nội soi 57

4.2.4. Tính chất u trên siêu âm: 58

4.2.5. Nồng độ CA- 125: 59

4.3. Kết quả phẫu thuật và các yếu tố ảnh hưởng: 59

4.3. 1 . Tỉ lệ thành công: 59

4.3.2. Phương pháp phẫu thuật và các yếu tố liên quan: 60

4.3.4. Thời gian phẫu thuật và các yếu tố liên quan: 61

4.4. Kết quả giải phẫu bệnh: 63

4.5. Hậu phẫu: 63

4.5. 1 . Biến chứng sau mổ: 63

4.5.2. Sử dụng kháng sinh, thời gian trung tiện và thời gian nằm viện

sau mổ: 65

4.6. Bàn luận về một số yếu tố liên quan tới chỉ định PTNS u buồng trứng

tại Bệnh viện Đại Học Y hiện nay: 66

4.6. 1 . Chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử VMC ổ bụng: 66

4.6.2. Chỉ định theo tính chất khối u: 66

KẾT LUẬN 68

KIẾN NGHỊ 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 
Mã CAOHOC.00029
LH.0904.704.374
quangthuboss@yahoo.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét