Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Nghiên cứu nguyên nhân và một số yếu tố liên quan ở trẻ hen phế quản trên 6 tuổi nhập viện

Hen phế quản (HPQ) gọi tắt là hen, là tình trạng viêm mạn tính đường thở kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí. Cơn hen cấp là nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh phải nhập viện, đặc biệt là trẻ em. Hen gặp ở mọi lứa tuổi, diễn biến lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng học tập, lao động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hen trở thành gánh nặng bệnh tật cho gia đình, y tế và xã hội.
Trong những năm gần đây tỷ lệ hen có xu hướng ngày càng gia tăng, hậu quả là tỷ lệ tàn phế, tử vong và những tổn hại về kinh tế, xã hội do hen cũng tăng cao. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen, chiếm 6-8% ở người lớn và 10¬12% trẻ ở lứa tuổi học đường [1], [3]. Các con số này còn tiếp tục tăng trong những năm tới, ước tính vào năm 2025 sẽ có 400 triệu người trên thế giới mắc hen. Ở Việt nam, chưa có số liệu chính xác về số người mắc và tử vong do hen, theo Nguyễn Năng An ước tính khoảng 4 triệu người mắc hen và khoảng 3000 người tử vong mỗi năm.
Những thiệt hại do hen gây ra không chỉ là các chi phí trực tiếp cho điều trị, mà còn làm giảm khả năng lao động, gia tăng các trường hợp nghỉ làm, nghỉ học. Ở Mỹ có khoảng 12-15 triệu dân mắc HPQ (chiếm 4-5% dân số), chi phí trực tiếp và gián tiếp cho HPQ tốn trên 6 tỉ đô la mỗi năm, chiếm tới 1% ngân sách cho y tế Mỹ. Tuy nhiên các chi phí cho hen sẽ giảm đi một nửa nếu người bệnh được phát hiện sớm, điều trị dự phòng đúng và kiểm soát hen tốt [1], [16].
Từ năm 1992 “Chiến lược toàn cầu về phòng chống hen” (GINA) đã được hình thành và được cập nhập liên tục hàng năm để tăng cường kiểm soát, điều trị và dự phòng hen. Những phương pháp dự phòng hen có hiệu quả, an toàn và thuận tiện đã làm giảm tỷ lệ hen nặng cũng như giảm chi phí cho điều trị cơn hen cấp, đưa người bệnh trở lại cuộc sống bình thường hoặc gần như bình thường.
Việt nam là một quốc gia đang phát triển, tỷ lệ mắc hen, đặc biệt là hen ở trẻ em có xu hướng gia tăng. Mặc dù bộ Y tế đã đưa ra phác đồ hướng dẫn điều trị và dự phòng HPQ nhưng tình hình trẻ hen phế quản phải nhập viện vẫn còn cao. Điều này ảnh hưởng đến bản thân trẻ bị bệnh, gia đình và xã hội. Trẻ nhập viện phải nghỉ học, giảm chất lượng cuộc sống, tăng chi phí điều trị, tăng gánh nặng cho ngành y tế và xã hội. Bố mẹ trẻ phải chăm sóc trẻ sẽ phải nghỉ làm việc, giảm thu nhập. Trước thực trạng này chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu nguyên nhân và một số yếu tố liên quan ở trẻ hen phế quản trên 6 tuổi nhập viện" với mục tiêu:
1. Nhận xét một số nguyên nhân nhập viện ở trẻ hen phế quản trên 6 tuổi.
2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ gây cơn hen cấp nặng.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. ĐỊNH NGHĨA
1.2. DỊCH TỄ HỌC HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM
1.2.1. Tỷ lệ mắc HPQ
1.2.2. Tử vong do HPQ 17
1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ THUẬN LỢI GÂY BỆNH HPQ ... 1S
1.3.1. Nguyên nhân gây HPQ 1S
1.3.2. Yếu tố thuận lợi gây HPQ 19
1.4. CƠ CHẾ BỆNH SINH HPQ 20
1.4.1. Viêm đường thở 21
1.4.2. Tăng tính phản ứng phế quản 23
1.4.3. Tái tạo lại đường thở 23
1.5. CHẨN ĐOÁN HPQ 25
1.5.1. Triệu chứng lâm sàng HPQ 25
1.5.2. Cận lâm sàng
1.6. MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ NHẬP VIỆN CỦA HPQ 2S
1.6.1. Yếu tố nghi ngờ khởi phát cơn hen cấp 2S
1.6.2. Yếu tố nguy cơ làm bệnh nhân HPQ nhập viện 31
1.7. CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI CHO SỰ XUẤT HIỆN CƠN HEN CẤP NẶNG33
1.8. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN 34
1.8.1. Mục tiêu điều trị dự phòng HPQ 34
1.8.2. Nội dung điều trị dự phòn 34 
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu 36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 36
2.1.3. Chẩn đoán hen phế quản 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu 42
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 42
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 42
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu 43
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 44
2.4. Phân tích và xử lý số liệu 45
2.5. Thời gian nghiên cứu 45
2.6. Đạo đức nghiên cứu 45
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
3.1. Đặc điểm của trẻ HPQ 47
3.1.1. Phân bố bệnh nhi theo nhóm tuổi 47
3.1.2. Phân bố bệnh nhi theo giới 47
3.1.3. Tuổi chẩn đoán xác định HPQ 48
3.1.4. Bậc của HPQ 48
3.2. Nguyên nhân nhập viện của trẻ HPQ 49
3.2.1. Đặc điểm của cơn HPQ cấp 49
3.2.2. Yếu tố nghi ngờ khởi phát cơn hen cấp 50
3.2.3. Thời điểm nhập viện 50
3.2.4. Tình trạng kiểm soát HPQ 51
3.2.5. Công thức bạch cầu trong cơn hen cấp 51
3.2.6. Kết quả Rhinovirus trong cơn hen cấp 52
3.2.7. Kết quả chức năng hô hấp 52
3.2.8. Bệnh nhân được dự phòng HPQ 53
3.2.9. Thời gian bệnh nhi điều trị dự phòng thuốc 53
3.2.10. Tuân thủ điều trị 54
3.2.11. Khám định kì theo hẹn 54
3.2.12. Lý do không khám định kì 55
3.2.13. Kỹ thuật xịt thuốc và sự giám sát của cha mẹ 55
3.2.14. Hiểu biết của cha mẹ về bệnh hen và thuốc điều trị dự phòng ... 56
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến độ nặng của cơn hen cấp 57
3.3.1. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và mức độ nặng của cơn hen cấp.. 57
3.3.2. Mối liên quan giữa nhiễm Rhinovirus với mức độ nặng của
cơn hen cấp 57
3.3.3. Mối liên quan giữa số lượng bạch cầu với mức độ nặng cơn
HPQ cấp 58
3.3.4. Mối liên quan giữa số lượng bạch cầu trung tính với mức độ nặng
cơn HPQ cấp 59
3.3.5. Mối liên quan giữa số lượng bạch cầu ái toan với mức độ nặng
cơn HPQ cấp 60
3.3.6. Mối liên quan giữa bậc của hen với mức độ nặng cơn HPQ cấp .. 60
3.3.7. Mối liên quan giữa điều trị dự phòng hen với mức độ nặng
cơn HPQ cấp 61
3.3.8. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị mới mức độ nặng của cơn hen cấp62
3.3.9. Mối liên quan giữa kỹ thuật sử dụng dụng cụ xịt thuốc và mức độ
nặng của cơn hen cấp 62
Chương 4: BÀN LUẬN 63
4.1. Đặc điểm của trẻ HPQ 63
4.1.1. Tuổi và Giới 63
4.1.2. Tuổi chẩn đoán xác định HPQ 63
4.1.3. Bậc HPQ theo GINA 64
4.2. Nguyên nhân nhập viện của trẻ HPQ 65
4.2.1. Đặc điểm của cơn HPQ cấp 65
4.2.2. Yếu tố nghi ngờ khởi phát cơn hen cấp 65
4.2.3. Thời điểm nhập viện 66
4.2.4. Đánh giá trình trạng kiểm soát hen 66
4.2.5. Công thức bạch cầu 67
4.2.6. Vai trò của Rhinovirus trong cơn hen cấp 68
4.2.7. Kết quả chức năng hô hấp 68
4.2.8. Điều trị dự phòng HPQ và thời gian điều trị dự phòng HPQ 69
4.2.9. Tuân thủ điều trị HPQ 70
4.2.10. Khám định kì và lý do bệnh nhi không đến khám định kì 70
4.2.11. Kỹ thuật sử dụng buồng đệm 71
4.2.12. Hiểu biết của cha mẹ về bệnh hen 71
4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến độ nặng của cơn hen cấp 72
4.3.1. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và độ nặng của cơn hen cấp 72
4.3.2. Mối liên quan giữa nhiễm Rhinovirus với mức độ nặng cơn HPQ cấp
4.3.3. Mối liên quan giữa số lượng bạch cầu với mức độ nặng cơn HPQ cấp73
4.3.4. Mối liên quan giữa bậc của hen với mức độ nặng cơn HPQ cấp . 74
4.3.5. Mối liên quan giữa điều trị dự phòng và tuân thủ điều trị với mức
độ nặng của cơn hen cấp 74
4.3.6. Mối liên quan giữa kỹ thuật sử dụng buồng đệm với mức độ nặng
cơn HPQ cấp 75
KẾT LUẬN 77 
Mã CAOHOC.00043
Liên hệ quangthuboss@yahoo.com
0904.704.374
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét