Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và thái độ xử trí với thai từ 22 đến 37 tuần bị thiểu ối tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

 Ngày nay bằng sự tiến bộ vượt bậc cửu khoa học kỹ thuật con người ngày càng có những thành tựu to lớn nâng cao chất lượng và giá trị cuộc sống. Ngành y tế nói chung và ngành sản khoa nói riêng cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc trong nền khoa học thế giới. Việc nghiên cứu các vấn đề về nước ối và ảnh hưởng của nước ối đối với trẻ sơ sinh đã được nghiên cứu từ lâu. Rất nhiều công trình khoa học đã công nhận rằng nước ối đảm nhiệm chức năng dinh dưỡng, che chở bảo vệ phôi thai [12].

Nước ối thường xuyên được đổi mới, không ngừng sinh ra và không ngừng mất đi. Năm 1948 trong công trình nghiên cứu của mình Vosburgh đã nói rằng nước ối hoàn toàn được đổi mới cứ 3 giờ 1 lần [93].
Mọi tình trạng bất thường về TTNO (quá ít hay quá nhiều) đều làm tăng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh chu sinh [18].
Chamberlain và cộng sự đã thấy tỷ lệ tử vong chu sinh tăng lên 47 lần khi có thiểu ối và tăng lên 13 lần khi TTNO hạn chế so với TTNO bình thường [33].
Các thành tựu trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đẻ non ngày càng tiến bộ, hàng năm rất nhiều trẻ đẻ non do thiểu ối và các vấn đề do nước ối gây ra.
Việc nghiên cứu và phát hiện sớm nguy cơ thiểu ối ở thai nhi non tháng rất quan trọng. Siêu âm là phương tiện giúp cho việc theo dõi thai một cách an toàn, chính xác không có hại và có thể thực hiện nhiều lần trên một thai phụ.
Việc phát hiện và điều trị thai thiểu ối đặc biệt là thai non tháng đang là một thách thức cho ngành sản khoa hiện đại. Ở các tuyến dưới việc điều trị thiểu ối còn nhiều bỡ nghỡ khó khăn.
Đã có nhiều nghiên cứu về thiểu ối và thái độ xử trí thiểu ối trên thế giới và tại Việt Nam nhưng do điều kiện nghiên cứu và thời điểm còn chưa phù hợp với xu thế hiện nay. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương chưa có nhiều nghiên cứu về tình trạng thiểu ối và kết quả điều trị thiểu ối ở tuổi thai 22 đến 37 tuần.
Trước những nguy cơ mà thiểu ối có thể ảnh hưởng đến thai và thái độ xử trí của người thầy thuốc đứng trước một bệnh cảnh thiểu ối, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và thái độ xử trí với thai từ 22 đến 37 tuần bị thiểu ối tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”.
Mục tiêu của đề tài
1. Mô tả một số yếu tố liên quan đến thiểu ối ở thai 22 tuần đến 37 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
2. Nghiên cứu thái độ xử trí thiểu ối ở thai 22 tuần đến 37 tuần.
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 - TỔNG QUAN 2
1.1. SINH LÝ NƯỚC ỐI 3
1.1.1. Nguồn gốc nước ối 3
1.1.2. Sự luân chuyển nước ối 3
1.1.3. Các con đường tạo nước ối 3
1.1.4. Các con đường tiêu nước ối 4
1.1.5. Thể tích nước ối 5
1.1.6. Tính chất nước ối 6
1.2. THIỂU ỐI VÀ TỶ LỆ THIỂU ỐI 7
1.2.1. Thiểu ối 7
1.2.2. Tỷ lệ thiểu ối 7
1.3. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY THIỂU ỐI 8
1.3.1. Thai bất thường 8
1.3.2. Suy thai trường diễn 8
1.3.3. Do mẹ dùng một số thuốc điều trị trong quá trình mang thai 9
1.3.4. Thai quá ngày sinh 10
1.3.5. Do vỡ màng ối hoặc rỉ ối 10
1.3.6. Không rõ nguyên nhân 11
1.4. HẬU QUẢ CỦA THIỂU ỐI 11
1.4.1. Với con 11
1.4.2. Với mẹ 16
1.5. CHẨN ĐOÁN THIỂU ỐI 16
1.5.1. Lâm sàng 16
1.5.2. Phương pháp siêu âm để đánh giá thể tích nước ối 17
1.5.3. Phương pháp đo chỉ số nước ối (CSNO) 17
1.5.4. Phương pháp đo hai kích thước nước ối 18
1.6. XỬ TRÍ 19
1.6.1. Siêu âm để đánh giá thể tích nước ối 20
1.6.2. Theo dõi nhịp tim thai bằng Monitor sản khoa 20
1.6.3. Phương pháp điều trị nội khoa 21
1.6.4. Các phương pháp gây chuyển dạ 24
1.6.5. Mổ lấy thai 24
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.2. Địa điểm 25
2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 25
2.4. Các biến số nghiên cứu 25
2.5. Các tiêu chuẩn có liên quan đến nghiên cứu 27
2.5.1. Biến động nhịp tim thai 27
2.5.2. Thai kém phát triển trong tử cung 28
2.5.3. Mắc bệnh sơ sinh 29
2.5.4. Chỉ số Apgar: Cách tính chỉ số Apgar theo bảng sau 30
2.5.5. Chỉ số Bishop được tính theo bảng sau 31
2.6. Phương pháp thăm dò 31
2.7. Mô tả phương pháp điều trị trong nghiên cứu này 34
2.7.1. Chỉ định và chống chỉ định 34
2.7.2. Các phương pháp điều trị 34
2.8. Phương pháp tiến hành nghiên cứu 37
2.9. Sai số và các biện pháp khống chế sai số 38
2.10. Xử lý số liệu 38
2.11. Đạo đức trong nghiên cứu 39
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 40
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 40
3.1.2. Tiền sử bệnh tật của mẹ 43
3.2. TÌNH TRẠNG THIỂU ỐI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 46
3.2.1. Thai chậm phát triển trong tử cung 46
3.2.2. Tỷ lệ dị tật của thai thiểu ối 46
3.2.3. Phân bố các loại dị tật của thai thiểu ối 47
3.2.4. Thai dị tật và thiểu ối 47
3.2.5. Phân bố tình trạng rỉ ối 48
3.2.6. Phân bố mức độ CSNO 48
3.2.7. Mối liên quan giữa tuổi mẹ và thiểu ối 49
3.2.8. Liên quan giữa tuổi thai và tình trạng thiểu ối 49
3.2.9. Liên quan giữa tình trạng thiểu ối và số lần sinh 50
3.2.10. Tình trạng thiểu ối và tiển sử sảy thai 50
3.2.11. Tình trạng thiểu ối và bệnh của mẹ 51
3.2.12. Liên quan giữa việc dùng thuốc điều trị trong thai kỳ và thiểu ối ... 51
3.2.13. Thiểu ối và tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục dưới 52
3.2.14. Thiểu ối và rỉ ối 52
3.2.15. Liên quan giữa thai chậm phát triển và thiểu ối 53
3.3. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ VÀ KẾT QUẢ 54
3.3.1. Thái độ xử trí 54
3.3.2. Kết quả can thiệp và điều trị 59
Chương 4 - BÀN LUẬN 65
4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 65
4.1.1. CSNO và tuổi thai 66
4.1.2. Tuổi mẹ và số lần đẻ 66
4.1.3. Nghề nghiệp và nơi ở 67
4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THIỂU ỐI 68
4.2.1. Thiểu ối liên quan đến dị tật thai 69
4.2.2. Thiểu ối liên quan đến bệnh của mẹ và mẹ dùng thuốc trong thai kỳ 71
4.2.3. Thiểu ối và tuổi thai 74
4.2.4. Liên quan thai chậm phát triển trong tử cung và thiểu ối 74
4.2.5. Thiểu ối do rỉ ối và tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục dưới 76
4.3. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ VÀ KẾT QUẢ 77
4.3.1. Thái độ xử trí 77
4.3.2 Kết quả 83
KẾT LUẬN 87
KHUYẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
LH. 0904.704.374 Email Quangthuboss@yahoo.com
Mã CAOHOC.00026

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét