Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị sỏi đường mật chính ngoài gan có chụp cộng hưởng từ

Sỏi đường mật là bệnh lý thường gặp ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tại Mỹ, một đánh giá tổng thể vào năm 1968 cho thấy có hơn 7% dân số mắc bệnh sỏi mật [46]. Ở Pháp, sỏi túi mật là nguyên nhân đứng hàng thứ ba trong các trường hợp nhập viện, sau thoát vị bẹn và viêm ruột thừa [56],[61]. Sỏi mật có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau như sỏi ống mật chủ , sỏi ống mật chủ phối hợp với sỏi trong gan , sỏi ống mật chủ phối hợp với sỏi túi mật [6],[15],[17]. Do sỏi nằm ở nhiều vị trí khác nhau nên việc điều trị triệt để gặp nhiều khó khăn [17],[22].
Sỏi đường mật chính là sỏi ở ống mật chủ và ống gan chung . Cơ chế hình thành sỏi chưa xác định chắc chắn. Nhiều yếu tố được đưa ra như nhiễm trùng đường mật , bệnh huyết tán , xơ gan ... hiện tại vai trò của nhiễm trùng được quan tâm nhiều nhất[6],[7],[25],[30]. Vi trùng xâm nhập vào đường mật bằng nhiều cách . Ở đường mật người ta nghĩ giun chui ống mật là thủ phạm chính đưa vi trùng lên cao . Các vi trùng này thủy phân Bilirubin kết hợp tan trong nược thành Bilirubin tự do không tan và liên kết với Calci trong mật tạo Calcium bilirunate là thành phần chính kết tụ sỏi .
Đã có nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị sỏi mật như dùng thuốc làm tan sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi mật tụy ngược dòng [3],[7],[12] ... nhưng phẫu thuật lấy sỏi vẫn đóng vai trò chủ yếu trong điều trị các bệnh lý sỏi mật.
Năm 1987 lần đầu tiên phẫu thuật nội soi cắt túi mật được thực hiện tại Lyon - Pháp và năm 1991 phẫu thuật nội soi mở ống mật chủ được thực hiện ở Brisbane- Austratia [1],[ 4],[8],[14]. Ngày nay phẫu thuật nội soi lấy sỏi ống mật chủ đã được phát triển rộng rãi trên toàn thế giới và đã chứng minh được những ưu việt của nó.
Tuy nhiên tất cả những phương pháp đều có tỉ lệ sót sỏi [12] ,[18] ,[20]. Chính vì lý do này mà số bệnh nhân đã mổ sỏi mật phải mổ lại còn nhiều nên vấn đề đặt ra là cần đánh giá chính xác số lượng sỏi cũng như hình thái đường mật trước mổ nhằm giảm thấp nhất các nguy cơ đặc biệt trong mổ nội soi.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên việc đánh giá trước mổ về số lượng và vị trí sỏi ngày càng được hoàn thiện . Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ đường mật theo nhiều tác giả cho độ nhậy từ 91% -98% và độ đặc hiệu từ 89%- 98% trong chẩn đoán sỏi mật . Do không dựa vào việc bơm thuốc cản quang qua đường mật nên có ưu thế hơn chụp đường mật ngược dòng qua nội soi [5],[8],[11],[13].
Như vậy việc chụp cộng hưởng từ đường mật trước mổ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiên lượng trước mổ cũng như giảm thiểu nguy cơ sót sỏi đặc biệt trong phẫu thuật nội soi . Nhưng chưa có luận văn hay luận án nào nghiên cứu về vấn đề này nên tôi chọn đề tài : " Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị sỏi đường mật chính ngoài gan có chụp cộng hưởng từ" với hai mục tiêu:
1    Mô tả đặc điểm tổn thương đường mật chính ngoài gan trên cộng hưởng từ đường mật
2    Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật nội soi lấy sỏi đường mật chính ngoài gan có hỗ trợ của chụp cộng hưởng từ trước mổ
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    14
1    SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU ĐƯỜNG MẬT, SINH LÝ BÀI TIẾT MẬT . 14
1.1    Giải phẫu bình thường của đường mật    14
1.1.1    Đường mật trong gan    14
1.1.2    Đường mật ngoài gan    14
1.1.3    Túi mật    18
1.2    Đặc điểm sinh lý bài tiết mật    18
2    . CÁC LOẠI SỎI MẬT VÀ CƠ CHẾ TẠO SỎI    19
2.1    Cơ chế tạo sỏi cholesterol    19
2.2    Cơ chế tạo sỏi sắc tố mật    20
2.2.1    Do tan máu    20
2.2.2    Do nhiễm khuẩn và ký sinh trùng    21
2.3    Các yếu tố ảnh hưởng tới tạo sỏi    21
2.3.1    Tuổi    21
2.3.2    Giới    22
2.3.3    Chế độ dinh dưỡng    22
2.3.4    Yếu tố gen và chủng tộc    22
2.3.5    Yếu tố giải phẫu    23
2.3.6    Các yếu tố khác    23
3.    ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH CỦA ĐƯỜNG MẬT, GAN VÀ
CÁC TẠNG LÂN CẬN TRONG BỆNH LÝ SỎI MẬT    24
3.1    Tắc mật cấp tính    24
3.2    Tắc mật mạn tính    24
3.3    Viêm tụy do sỏi mật    24
4.    CHẨN ĐOÁN SỎI OMC    25
4.1    Lâm sàng    25
4.2    Cận lâm sàng    26
4.2.1    Xét nghiệm    26
4.2.2    Chẩn đoán hình ảnh    26
5 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI ĐƯỜNG MẬT CHÍNH    39
5.1    Điều trị nội khoa    39
5.2    Điều trị phẫu thuật    40
5.2.1    Phẫu thuật mở bụng, mở ống mật chủ lấy sỏi    40
5.2.2    Phẫu thuật nội soi lấy sỏi đường mật    42
5.3    Lấy sỏi đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng    46
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    48
2.1    Đối tượng nghiên cứu    48
2.1.1    Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân    48
2.1.2    Tiêu chuẩn loại trừ    48
2.2    Phương pháp nghiên cứu    49
2.2.1    Phương pháp nghiên cứu    49
2.2.2    Các nội dung nghiên cứu    49
2.2.3    Trang thiết bị và kỹ thuật mổ    52
2.2.4    Theo dõi và chăm sóc sau mổ    56
2.2.5. Đánh giá kết quả    57
2.2.6    Thu thập và xử lý số liệu    58
2.2.7    Đạo đức trong nghiên cứu    58
2.2.8    Cỡ mẫu    58
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    59
3.1    Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu    59
3.1.1    Tuổi và giới    59
3.1.2    Nghề nghiệp và địa dư    60
3.2    Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng    60
3.2.1    Đặc điểm lâm sàng    60
3.2.2    Đặc điểm cận lâm sàng    61
3.3    Kết quả các phương pháp chẩn đoán    hình ảnh    61
3.3.1    Kết quả siêu âm    61
3.3.2    Kết quả cộng hưởng từ    62
3.4    Kỹ thuật mổ    63
3.4.1    Kỹ thuật đặt Trocar và bơm hơi    ổ bụng    63
3.4.2    Kỹ thuật mở đường mật    64
3.4.3    Kỹ thuật lấy sỏi và kiểm tra lưu    thông Oddi    64
3.4.4    Cắt túi mật    65
3.4.5    Đặt Kehr    65
3.4.6    Các đặc điểm thương tổn    65
3.4.7    Thời gian phẫu thuật    67
3.4.8    Thời gian có nhu động ruột    67
3.4.9    Thời gian rút dẫn lưu    68
3.5    Thời gian nằm viện sau phẫu thuật    68
3.6    Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật    69
3.7. Kiểm tra lại sau 3-6 tháng    72
Chương 4: BÀN LUẬN    73
4.1    Đặc điểm chung    của bệnh nhân    73
4.1.1    Tuổi    73
4.1.2    Giới    73
4.1.3    Nghề nghiệp và địa dư    74
4.2    Đặc điểm lâm sàng ,cận lâm sàng    74
4.2.1    Đặc điểm lâm sàng    74
4.2.2    Đặc điểm cận lâm sàng    75
4.2.3    Chẩn đoán hình ảnh    75
4.3    Chỉ định    79
4.4    Kỹ thuật của PTNS lấy sỏi ĐMCNG    81
4.4.1    Tư thế bệnh nhân    81
4.4.2    Vị trí đặt trocar    82
4.4.3    Đặc điểm tổn thương trong mổ    82
4.4.4    Kỹ thuật mở OMC    83
4.4.5    Kỹ thuật lấy sỏi và kiểm tra lưu thông Oddi    85
4.4.6    Vấn đề có đặt Kehr hay không    88
4.4.7    Vấn đề cắt túi mật    90
4.5    Bàn về kết quả điều trị    92
4.5.1    Thời gian phẫu thuật    92
4.5.2    Thời gian nằm viện    93
4.5.3    Chuyển mổ mở    94
4.6    Kết quả sớm sau phẫu thuật    95
4.6.1    Kết quả sau mổ    95
4.6.2    Tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật    96
KẾT LUẬN    100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
Mã Tài Liệu : CAOHOC.00004
Phí tải : 50.000 đ
Liên hệ : quangthuboss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét