Đầu mặt cổ là nơi tập trung nhiều cơ quan có chức năng quan trọng đồng thời giữ vai trò chính trong các hoạt động giao tiếp của con người. Khi vùng này bị tổn thương thường dẫn đến những rối loạn nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề đến chức năng, tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh.
Nguyên nhân gây nên các tổn khuyết lớn vùng đầu mặt cổ thường gặp nhất là sau phẫu thuật cắt bỏ các khối ung thư, di chứng sẹo bỏng biến dạng, chấn thương gây khuyết phần mềm, ngoài ra còn có thể kể đến những bệnh lý lành tính vùng cổ mặt như u gai, u huyết quản hoặc những thiếu hụt do các di tật bẩm sinh.
Cho đến nay, nhiều loại vạt lân cận hay từ xa được phẫu thuật viên sử dụng dưới nhiều hình thức để tạo hình vùng đầu mặt cổ như vạt ngẫu nhiên, vạt cuống liền hay vạt tự do tái lập tuần hoàn bằng kỹ thuật vi phẫu... Tuy nhiên, những chất liệu này vẫn còn tồn tại nhược điểm như vạt quá dầy, màu sắc không tương đồng với nơi nhận vạt, phẫu thuật nhiều lần, mất thẩm mỹ nơi cho vạt, vị trí nơi cho vạt không thuận tiện dẫn đến phải thay đổi tư thế bệnh nhân khi phẫu thuật gây mất nhiều thời gian, cuộc mổ kéo dài.
Năm 1893, Theo Dunham [21] lần đầu tiên mô tả vạt da cân nhánh trán động mạch thái dương nông (ĐM TDN) để tạo hình khuyết vùng má bên trái sau cắt sẹo bỏng xấu, cung cấp thêm chất liệu mới cho điều trị những tổn khuyết vùng đầu mặt cổ. Đây là sự khởi đầu tốt tạo nền tảng cho những nghiên cứu sau này sâu hơn về vạt nhánh trán. Phát triển thêm cho nghiên cứu này, Monks [38] đã tạo hình một trường hợp khuyết phần mềm mi dưới sau phẫu thuật cắt khối u ác tính bằng vạt đảo cuống mạch nhánh trán. Từ đó đến nay việc sử dụng vạt da cân nhánh trán đã trở nên phổ biến hơn.
Ngày nay trên thế giới, vạt nhánh trán ĐM TDN hay còn gọi là vạt trán ngang ngày càng được nhiều phẫu thuật viên lựa chọn như một giải pháp thích hợp cho nhiều yêu cầu tạo hình vùng đầu mặt cổ. Vạt được sử dụng dưới nhiều dạng như vạt cuống trung tâm, vạt cuống ngoại vi hay vạt giãn. Thành phần vạt biến đổi linh hoạt tùy vào mục đích của phẫu thuật viên như vạt da cân, vạt da cơ, vạt cân cơ, vạt cơ và bản ngoài xương sọ hay vạt cân xương. Ưu thế của vạt là có màu sắc đồng đều với vùng da lân cận ở trán - mặt - cổ, vạt nhánh trán có da phủ là da trán hoặc kèm cả da đầu mang tóc trong tạo hình hai đơn vị mi trên và lông mày. Tính chất vạt mỏng, mềm mại, cuống mạch nuôi lớn và mạng mạch trong cân lên nuôi da phong phú nên vạt da có sức sống cao và kĩ thuật bóc vạt không quá phức tạp... Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da, mảnh da ghép trên nền cân sọ được nuôi dưỡng tốt, quá trình liền vết thương thuận lợi.
Ở Việt Nam, hiện nay đã có một số cơ sở sử dụng vạt nhánh trán ĐM TDN để tạo hình vùng đầu mặt cổ. Tuy vậy, vẫn chưa có nghiên cứu hệ thống nào về đặc điểm giải phẫu của vạt cũng như ứng dụng vạt trong tạo hình vùng đầu mặt cổ. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu và ứng dụng của nhánh trán động mạch thái dương nông trong tạo hình đầu mặt cổ” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm giải phẫu nhánh trán động mạch thái dương nông.
2. Bước đầu đánh giá kết quả ứng dụng vạt nhánh trán động mạch thái dương nông trong tạo hình đầu mặt cổ.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH THÁI DƯƠNG NÔNG ... 12
1.1.1. Giải phẫu định khu vùng thái dương - trán 12
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu động mạch thái dương nông và phân loại 17
1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU NHÁNH TRÁN ĐỘNG MẠCH THÁI
DƯƠNG NÔNG VÀ TĨNH MẠCH THÁI DƯƠNG NÔNG 12
1.2.1. Nhánh trán động mạch thái dương nông 12
1.2.2. Các dạng phân chia nhánh tận của nhánh trán 14
1.2.3. Nhánh trán tĩnh mạch thái dương nông 16
1.2.4. Liên quan giữa nhánh trán ĐM TDN với thần kinh mặt 18
1.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VẠT NHÁNH TRÁN ĐỘNG MẠCH THÁI DƯƠNG NÔNG TRONG PHẪU THUẬT TẠO HÌNH 20
1.3.1. Các hình thức sử dụng vạt ở đầu - mặt - cổ 20
1.3.2. Chỉ định sử dụng vạt cho từng đơn vị ở đầu - mặt - cổ 24
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Nghiên cứu giải phẫu trên tiêu bản xác bảo quản 27
2.1.2. Nghiên cứu lâm sàng 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.2.1. Nghiên cứu giải phẫu 28
2.2.2. Nghiên cứu lâm sàng 34
2.2.2.1. Khám lâm sàng 34
2.2.2.2. Lập kế hoạch phẫu thuật 35
2.2.2.3. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ 35
2.2.2.4. Quy trình phẫu thuật 36
2.2.2.5. Chăm sóc, theo dõi và đánh giá kết quả sau mổ 39
2.3. XỬ LÍ SỐ LIỆU 41
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU 42
3.1.1. Nhánh trán động mạch thái dương nông 42
3.1.2. Nhánh trán tĩnh mạch thái dương nông 45
3.1.3. Các nhánh tận của nhánh trán ĐM TDN 47
3.1.4. Các dạng phân chia nhánh tận của nhánh trán ĐM TDN 51
3.1.5. So sánh các chỉ số 2 bên trên cùng 1 xác 53
3.2. KẾT QUẢ SỬ DỤNG VẠT NHÁNH TRÁN TRONG TẠO HÌNH ĐẦU - MẶT - CỔ 53
3.2.1. Đặc điểm tổn thương 54
3.2.2. Phương pháp sử dụng vạt nhánh trán 55
3.2.3. Đánh giá kết quả sử dụng vạt nhánh trán 57
3.2.4. Một số bệnh án minh họa 61
Chương 4 BÀN LUẬN 65
4.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU 65
4.1.1. Đặc điểm nhánh trán ĐM TDN 65
4.1.2. Đặc điểm các nhánh tận của nhánh trán ĐM TDN 67
4.1.3. Đặc điểm tĩnh mạch hồi lưu máu vùng trán 73
4.2. ỨNG DỤNG VẠT NHÁNH TRÁN TRÊN LÂM SÀNG 74
4.2.1. Mục đích sử dụng vạt 74
4.2.2. Hình thức sử dụng vạt 75
4.2.3. Mối liên quan giữa siêu âm Doppler cầm tay và kiểu thiết kế vạt . 79
4.2.4. Kết quả sử dụng vạt 80
KẾT LUẬN 85
KIẾN NGHỊ 87
Mã Tài Liệu. CAOHOC.00016
Phí Tải.50.000đ
Liên hệ. quangthuboss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét