Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân ta càng ngày được nâng cao. Người dân bây giờ không chỉ muốn ăn no mặc ấm, mà phải ăn ngon mặc đẹp. Cùng với sự nâng cao chất lượng cuộc sống, nhân dân ngày càng chú trọng chăm lo sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình. Chính vì vậy mà họ ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng dịch vụ y tế.
Thực tế thì trong vài năm trở lại đây ngành y tế đã đạt được những thành tựu đáng kể trong nhiều lĩnh vực quản lý, trang thiết bị y tế cũng như hoạt động khám chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Đóng góp không nhỏ vào những thành tựu đó là hoạt động của hệ thống y tế huyện của cả nước. Y tế tuyến huyện là tuyến đầu tiên của hệ thống y tế tiếp xúc trực tiếp với người dân, gần gũi nhất với tình hình sức khỏe và bệnh tật của nhân dân. Y tế tuyến huyện trực tiếp hỗ trợ và chỉ đạo việc thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Y tế tuyến huyện hoạt động hiệu quả sẽ giúp sàng lọc bệnh nhân, chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi quá khả năng giải quyết, giúp người dân tiết kiệm được một phần chi phí cũng như giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
Bệnh viện huyện là một mắt xích trọng yếu trong mạng lưới khám chữa bệnh, là cấp trung chuyển giữa y tế trung ương với y tế cơ sở. Bệnh viện huyện chính là nơi đầu tiên tiếp nhận điều trị nội trú với các kỹ thuật cơ bản và các bệnh thông thường. Bệnh viện huyện là cơ sở khám chữa bệnh gần dân nhất, cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cơ bản nhất, thuận tiện nhất. Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ người dân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện chưa cao trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển tuyến trong quá trình điều trị nội trú tại bệnh viện huyện là khá cao. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, trong đó có lý do về sự lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh của người dân, có lý do về cơ sở hạ tầng, có lý do về trang thiết bị y tế, nguồn lực đầu tư cho các hoạt động khám chữa bệnh, có lý do về trình độ chuyên môn, khả năng xử trí của cán bộ y tế trong chẩn đoán và điều trị.
Hiện nay các bệnh viện huyện, các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và Trạm y tế xã, phường, thị trấn đội ngũ cán bộ còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ y tế giỏi có trình độ chuyên môn chủ yếu tập trung ở các bệnh viện lớn và trung tâm của Thủ đô.
Vấn đề nhân lực y tế đã và đang được các cấp Ủy, chính quyền quan tâm do vậy công tác phát triển nhân lực y tế trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Số lượng cán bộ y tế/10.000 dân tăng từ 29,2% năm 2001 lên 34,8% năm 2008 và tăng lên 35,1% năm 2009 [14]. Chỉ số cán bộ y tế (CBYT)/10.000 dân là 6,5 đối với bác sỹ; 10,4 đối với điều dưỡng và nữ hộ sinh; 1,2 đối với Dược sỹ đại học trở lên; 5,7 đối với y sỹ [14].
Hà nội là Thủ đô của cả nước, trong những năm qua Hà Nội đã tổ chức nhiều cuộc điều tra về nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân,nhưng chủ yếu được thực hiện ở tuyến xã. Thực hiện nghị quyết số 01 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính do vậy Hà Nội từ chỗ chỉ có 2 bệnh viện huyện đến nay có 13 bệnh viện huyện
Để có một cái nhìn chi tiết về thực trạng nguồn nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh huyện, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện thuộc thành phố Hà Nội năm 2008- 2010” thông qua số liệu thống kê y tế hàng năm của các bệnh viện huyện thuộc thành phố Hà Nội với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
1. Mô tả thực trạng nhân lực y tế của một số bệnh viện huyện thuộc Thành phố Hà Nội năm 2008- 2010.
2. Mô tả hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện thuộc Thành phố Hà Nội năm 2008- 2010.
Từ đó tìm hiểu một số liên quan giữa thực trạng nhân lực và hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh viện huyện thuộc Thành phố Hà Nội năm 2008 - 2010.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
Chương 1 .................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................... 3
1.1. Hệthống bệnh viện Việt Nam ........................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm vềbệnh viện..................................................................................... 3
1.1.2. Tổchức hệthống bệnh viện Việt Nam ............................................................. 4
1.1.3.Tổchức của bệnh viện huyện ............................................................................. 5
1.1.4. Chức năng,nhiệm vụcủa bệnh viện huyện ....................................................... 5
1.2. Khái niệm vềnguồn nhân lực y tế.................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm: ......................................................................................................... 8
1.2.2. Mối liên quan giữa nguồn nhân lực và các thành phần khác của hệthống y tế9
1.3. Nguồn lực và hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện ................... 10
1.3.1. Nguồn lực ........................................................................................................ 10
1.3.2. Các hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện ...................................... 10
1.4. Những nghiên cứu trên thếgiới và Việt Nam ................................................ 11
1.4.1. Những nghiên cứu trên thếgiới: ..................................................................... 11
1.4.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................... 12
1.5. Một sốthông tin chung vềthành phốHà Nội và 3 huyện trong thành phố13
Chương 2 .................................................................................................................. 15
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 15
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 15
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: ..................................................................................... 15
iv
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: ...................................................................................... 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 15
2.3.1. Thiết kếnghiên cứu ......................................................................................... 15
2.3.2. Xác định chỉsốvà biến số............................................................................... 15
2.4. Khía cạnh đạo đức nghiên cứu ....................................................................... 19
2.5. Hạn chếcủa nghiên cứu ................................................................................... 19
Chương 3 .................................................................................................................. 20
KẾT QUẢ................................................................................................................ 20
3.1.Thông tin chung ................................................................................................. 20
3.2. Nguồn nhân lực ................................................................................................ 21
3.3. Hoạt động khám chữa bệnh ............................................................................ 27
3.3.1.Khám bệnh ....................................................................................................... 27
3.3.2.Hoạt động điều trị............................................................................................. 29
3.4. Nhu cầu nhân lực y tếtheo thông tư08 ......................................................... 32
3.5.Mối liên quan giữa nhân lực y tếvà hoạt động khám chữa bệnh ................. 34
Chương 4 .................................................................................................................. 37
BÀN LUẬN .............................................................................................................. 37
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 48
KIẾN NGHỊ............................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụlục 1. Một sốthông tin chung 3 huyện Mỹ Đức, Hoài Đức và Phú Xuyên
Phụlục 2. Hoạt động khám chữa bệnh tại 3 BVH trong 3 năm
Mã Tài Liệu : TONGHOP.00053
Phí Tải : 50.000 đ
Liên hệ : quangthuboss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét