Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân viêm phổi bằng phương pháp SGA (subjective global assessment) tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Trung ương năm 2011-2012

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển do đó nhu cầu các chất dinh dưỡng đòi hỏi rất cao. Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến bệnh tật, làm bệnh dễ phát sinh, kéo dài thời gian mắc bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn ở những trẻ bị suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ để lại những hậu quả nặng nề cho xã hội [18].

Nguyên nhân SDD ở trẻ nhỏ là bà mẹ thiếu kiến thức, kém thực hành về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, cho ăn bổ sung quá sớm trước 4 tháng tuổi. Chất lượng bữa ăn không đảm bảo, khẩu phần ăn thiếu năng lượng, protein và vi chất dinh dưỡng còn rất phổ biến. Nhìn chung những hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng từ lựa chọn thực phẩm đến chế biến thức ăn cho trẻ của các bà mẹ còn hạn chế [3], [18].

Ngoài ra còn có một mối liên quan mật thiết giữa dinh dưỡng và nhiễm khuẩn. Đó là một vòng xoắn bệnh lý bởi thiếu dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn đến dễ nhiễm khuẩn. Mặt khác nhiễm khuẩn làm suy sụp thêm tình trạng dinh dưỡng do giảm sự ngon miệng, giảm khả năng tiêu hoá hấp thu và tăng nhu cầu sử dụng chất dinh dưỡng dẫn đến kéo dài thời gian điều trị [5], [6], [20].

Viêm phổi là một bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng. Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới công bố mỗi năm có 15 triệu trẻ em tử vong do các nguyên nhân trong đó có khoảng 2 triệu tử vong do viêm phổi chiếm 1/3 tử vong chung của trẻ dưới 5 tuổi [22].

SDD bệnh viện là vấn đề phổ biến ở cả những nước đã và đang phát triển. SDD bệnh viện thường phối hợp với tăng nguy cơ nhiễm
khuẩn, xuất hiện các biến chứng lâm sàng, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị [39]. Để hạn chế các hậu quả do SDD gây ra, cần sàng lọc để phát hiện sớm các đối tượng có nguy cơ suy dinh dưỡng, trên cơ sở đó có biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời.

Có rất nhiều phương pháp để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong bệnh viện như phương pháp nhân trắc, phương pháp sinh hoá, phương pháp SGA .... Cho đến nay SGA đã được tiến hành để sàng lọc nguy cơ SDD cho bệnh nhân nằm viện ở nhiều nước trên thế giới như Ân Độ, Mỹ, Trung Quốc, Braxin... [36], [42], [45], [51], [55]. Tuy nhiên SGA mới chỉ áp dụng phổ biến để sàng lọc nguy cơ SDD trên bệnh nhân mắc các bệnh ung thư, suythận hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hoá và tập trung chủ yếu ở người lớn, số lượng các nghiên cứu trên trẻ em còn hạn chế. Ở Việt Nam gần đây cũng đã áp dụng phương pháp SGA để đánh giá nguy cơ SDD cho bệnh nhân nằm viện nhưng các nghiên cứu còn chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu trên trẻ em. Viêm phổi ở trẻ nhỏ là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc, tử vong cao và chúng có mối liên quan mật thiết với SDD. Do đó sàng lọc để phát hiện sớm nguy cơ SDD cho trẻ viêm phổi đang nằm viện là hết sức cần thiết. Liệu nguy cơ SDD phát hiện trên trẻ viêm phổi bằng phương pháp SGA như thế nào ? Tính ưu việt của nó so với phương pháp nhân trắc ra sao ? Đó là các câu hỏi được đặt ra, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân viêm phổi bằng phương pháp SGA (subjective global assessment) tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Trung ương năm 2011-2012 " với mục tiêu sau:

1. Xác định nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân viêm phổi bằng phương pháp SGA (Subjective Global Assessment).
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD ở những trẻ này.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 12
1.1. Những hiểu biết về SDD 12
1.1.1. Một số khái niệm về Dinh dưỡng 12
1.1.2. Nguyên nhân, hậu quả của SDD và các yếu tố liên quan 13
1.1.3. Tình hình SDD trên thế giới và ở Việt Nam 22
1.1.4. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong bệnh viện 25
1.2 Phương pháp đánh giá dinh dưỡng bằng SGA 28
1.2.1. Định nghĩa 28
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu 28
1.2.3. Phương pháp đánh giá bằng công cụ SGA 29
1.2.4. Một số các nghiên cứu theo phương pháp SGA ở trẻ em 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi 33
2.1.3. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 34
2.2.3. Nội dung nghiên cứu 34
2.2.4. Phương pháp thu thập 35
2.2.5. Chỉ số và cách đánh giá các chỉ số 41
2.3. Sai số và cách khống chế 43
2.4. Xử lý và phân tích số liệu 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
1.1. Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ viêm phổi 44
3.1.1 Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc 44
3.1.2. Tình trạng dinh dưỡng theo SGA 46
3.2 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở
trẻ viêm phổi 49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56
4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ viêm phổi tại khoa hô hấp
Bệnh viện Nhi trung ương 56
4.2 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh
nhân viêm phổi nằm viện theo SGA 61
KẾT LUẬN 68
KHUYẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét