Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Đánh giá kết quả cắt khối tá tụy cấp cứu do chấn thương tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2000-2010

Phẫu thuật cắt khối tá tụy (DPC: Duodénopancréatectomie céphalique) là phẫu thuật cắt bỏ cả khối gồm tá tràng, đầu tụy, đường mật chính, túi mật, một phần dạ dày và đoạn đầu của hỗng tràng. Phẫu thuật này được mô tả đầu tiên bởi A. Whipple vào năm 1935 để điều trị cho bệnh nhân bị ung thư quanh bóng Vater, khi đó tác giả đã mô tả phẫu thuật DPC gồm có 2 thì, và đến năm 1941 chính tác giả này mô tả trường hợp đầu tiên cắt thành công khối tá tụy 1 thì [35], [36].
Chấn thương tá tràng - tụy tạng (thường gọi là chấn thương tá tụy) là một bệnh cảnh hiếm gặp chiếm khoảng 0,2-12% trong các chấn thương bụng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chấn thương tá tụy như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn bạo lực... [2], [5], [11], [13], [18], [19], [21], [26], [31], [41], [45], [54] [60], [61], [63].
Chan đoán cho BN chấn thương tá tụy vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một là do tụy và tá tràng nằm ở khoang sau phúc mạc nên lúc đầu bệnh biểu hiện không rầm rộ, hai là BN chấn thương tá tụy thường nằm trong bệnh cảnh đa chấn thương. Tuy nhiên với sự phát triển của các phương tiện y học hiện đại (như siêu âm, CLVT, MRI, ERP...) đã giúp chan đoán chấn thương tá tụy sớm hơn và chính xác hơn giúp cho quá trình điều trị tốt hơn [10], [42], [75], [81].
Bệnh nhân chấn thương tá tụy có thể được điều trị theo phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Có nhiều phương án điều trị ngoại khoa khác nhau tùy theo từng ton thương [22], [31], [41], [63] như phương pháp khâu kín, Jordan, Patch, cắt thân đuôi tụy, cắt khối tá tụy.... Cắt khối tá tụy câp cứu là một chỉ định đặc biệt cho các tổn thương tá tràng tụy tạng độ IV, độ V (theo phân độ ASST) mà không xử lý được bằng các phương pháp khác, chiếm khoảng 3 - 8 % trong các chấn thương tá tụy [20], [31], [32], [56], [57], [60], [83].
Năm 1964, Thal và Wilson [33] công bố một trường hợp được cứu sống đầu tiên sau cắt khối tá tụy do chấn thương tụy. Cho đến nay, tại Việt nam đã có nhiều tác giả đề cập đến chấn thương tá tụy và cắt khối tá tụy cấp cứu do chấn thương tá tụy [6], [5], [22], [25], [31], [32], [27], tuy nhiên nghiên cứu về cắt khối tá tụy do chấn thương còn ở mức ít số lượng và chưa nêu rõ được kết quả gần và kết quả xa.
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Đánh giá kết quả cắt khối tá tụy cấp cứu do chấn thương tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2000-2010” với hai mục tiêu:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân được cắt khối tá tụy cấp cứu do chấn thương tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2000-2010.
2.     Đánh giá kết quả gần và xa của các bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu cắt khối tá tụy cấp cứu do chấn thương tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2000-2010.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    8
1.1.    Cơ sở giải phẫu và sinh lý tá tụy    8
1.1.1.    Giải phẫu tá tụy    8
1.1.2.    Mạch máu và thần kinh khối tá tụy    13
1.1.3.    Sinh lý tá tụy    15
1.2.    Nghiên cứu trên thế giới và tại Việt nam về chẩn đoán và điều trị chấn
thương tá tụy    17
1.2.1    Chẩn đoán chấn thương tá tụy    17
1.2.2. Điều trị chấn thương tá tụy    34
1.3.    Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đánh giá về kết quả điều
trị chấn thương tá tụy    36
1.3.1.    Kết quả gần    37
1.3.2.    Kết quả xa    45
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    48
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    48
2.1.1    Tiêu chuẩn lựa chọn    48
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    48
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    48
2.3.    Các chỉ tiêu nghiên cứu    49
2.3.1.    Các chỉ tiêu về lâm sàng và cận lâm sàng    49
2.3.2.    Các chỉ tiêu đánh giá kết quả    51
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    55
3.1.    Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng    55
3.1.1.    Tuổi    55
3.1.2.    Giới    55
3.1.3.    Nguyên nhân chấn thương    56
3.1.4.    Thời gian chấn thương - nhập viện - phẫu thuật    56
3.1.5.    Toàn trạng bệnh nhân lúc nhập viện    57
3.1.6.    Các triệu chứng lâm sàng    57
3.1.7.    Huyết học    58
3.1.8.    Amylase máu    58
3.1.9 Xquang ổ bụng    59
3.1.10.    Siêu âm ổ bụng    59
3.1.11.    CLVT ổ bụng - tổn thương trong mổ    60
3.1.12.    Tổn thương tá tụy và các tổn thương phối hợp    60
3.2.    Kết quả phẫu thuật    62
3.2.1.    Tử vong    62
3.2.2    Biến chứng sau mổ    63
3.2.3.    Thời    gian nằm viện liên quan thời gian tai nạn- phẫu thuật    64
3.2.4.    Kết quả gần    64
3.2.5.    Kết quả xa    65
Chương 4: BÀN LUẬN    66
4.1.    Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng    66
4.1.1.    Đặc điểm lâm sàng    66
4.1.2.    Đặc điểm cận lâm sàng    70
4.2.    Kết quả phẫu thuật cắt khối tá tụy    76
4.2.1.    Tử vong    76
4.2.2.    Biến chứng sau mổ    81
4.2.3.    Thời gian nằm viện    83
4.2.4.    Kết quả sớm    84
4.2.5 Kết quả xa    84
KẾT LUẬN    88
KIẾN NGHỊ    89
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
Mã Tài Liệu : CAOHOC.00015
Phí tải : 50.000 đ
Liên hệ : quangthuboss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét