Chấn thương ngực (CTN) là một dạng cấp cứu nặng và thường gặp trong ngoại khoa. Theo một thống kê gần đây tại bệnh viện Việt Đức, phẫu thuật cấp cứu CTN chiếm 4,4% cấp cứu ngoại chung, và 7,1% cấp cứu ngoại chấn thương [57]. Chấn thương ngực gồm chấn thương ngực kín và vết thương ngực. Trong đó 90% là chấn thương ngực kín, vết thương ngực chiếm 5-10% [83]. Hai rối loạn nghiêm trọng trong chấn thương ngực là rối loạn tuần hoàn và hô hấp, nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nặng nề kéo dài.
Chỉ định mở ngực cấp cứu trong chấn thương ngực chỉ chiếm tỉ lệ 6% [65], [67]. Thường do tổn thương tim, mạch máu lớn, vết thương ngực hở rộng, vết thương ngực bụng, tổn thương khí phế quản gốc [9], [18], [24], [26], [36], [88]. Phần lớn chấn thương ngực gây tràn máu tràn khí màng phổi. Vị trí chảy máu thường gặp từ bó mạch liên sườn, đầu gãy của xương sườn, nhu mô phổi, mạch máu lớn trong lồng ngực, tim, cơ hoành hoặc từ các tạng trong ổ bụng trong vết thương ngực bụng.Việc điều trị thường theo nguyên tắc là theo dõi chọc hút, đặt dẫn lưu khoang màng phổi (KMP), hoặc mổ cấp cứu với những trường hợp có chỉ định mở ngực cấp cứu.
Kể từ sau trường hợp phẫu thuật nội soi cắt túi mật đầu tiên trên thế giới được thực hiện thành công tạị Pháp 1987 bởi P.Mouret, thì phẫu thuật nội soi đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay hầu hết các phẫu thuật mổ mở kinh điển đều đã có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi lồng ngực là một phương pháp ít xâm hại có khả năng xác định tổn thương trong lồng ngực bằng quan sát trực tiếp nhanh chóng, đồng thời qua nội soi lồng ngực còn có thể can thiệp điều trị hiệu quả các tổn thương, làm sạch khoang màng phổi, đặt dẫn lưu dưới sự quan sát của camera [3], [32], [34]. Phẫu thuật nội soi lồng ngực còn khắc phục được những nhược điểm của
cuộc mở ngực kinh điển về mức độ tàn phá thành ngực, tính thẩm mỹ,đau sau mổ, thời gian nằm viện và nhiễm trùng vết mổ do can thiệp tối thiểu [2], [3].
Tại Việt Nam, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay, nhu cầu lao động, sản xuất và hệ thống giao thông với tốc độ cao gia tăng. Do đó tai nạn lao động, sinh hoạt và tai nạn giao thông tăng theo về số lượng và mức độ nặng [16], [44]. Bên cạnh đó, nhu cầu phục hồi tối đa về sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh lại được đặt ra cao hơn so với trước đây. Cùng với những tiến bộ của ngành gây mê hồi sức, sự cải tiến không ngừng về dụng cụ phẫu thuật nội soi và sự thuần thục cao trong các thao tác của phẫu thuật viên qua phẫu thuật nội soi, vai trò của phẫu thuật nội soi lồng ngực trong chấn thương gần đây được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Mặc dù đã có một số thông báo về kết quả áp dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực trong chấn thương ngực [2], [3], [32], [33], [53], nhưng tại Việt Nam phẫu thuật nội soi lồng ngực trong chẩn đoán và điều trị vẫn còn mới mẻ, chưa được nghiên cứu ứng dụng một cách hệ thống về chỉ định, kỹ thuật và kết quả. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực trong chấn thương ngực tại bệnh viện Bạch Mai” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và tổn thương trong mổ ở những bệnh nhân chấn thương ngực được phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Bạch Mai.
2. Đánh giá về kết quả sớm của phẫu thuật nội soi lồng ngực trong chấn thương ngực.
Xem thêm : Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng thấp
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 14
1.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ GIẢI PHẪU LỒNG NGỰC VÀ
THĂNG BẰNG SINH LÝ HÔ HẤP 14
1.1.1 Cấu tạo của lồng ngực 14
1.1.2 Các cơ quan trong lồng ngực 16
1.2. NHỮNG THƯƠNG TỔN GIẢI PHẪU TRONG CTN 18
1.2.1 .Thương tổn thành ngực 18
1.2.2. Thương tổn khoang màng phổi 20
1.2.3. Thương tổn các tạng 21
1.2.4.Sinh lý bệnh của các thể chấn thương ngực 23
1.3. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CTN BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
KINH ĐIỂN 24
1.3.1. Chẩn đoán 24
1.3.2. Một số phương pháp điều trị theo kinh điển 27
1.4. PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC (PTNSLN): 31
1.4.1.Sự phát triển của nội soi lồng ngực và PTNSLN 31
1.4.2. Những ưu điểm của PTNSLN 33
1.4.3 Những hạn chế của PTNSLN 33
1.4.4 Chỉ định PTNSLN trong CTN 34
1.4.5 Chống chỉ định của PTNSLN 34
1.4.6 Biến chứng của PTNSLN 35
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 36
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.2.1 .Thiết kế nghiên cứu 36
2.2.2. CỠ mẫu 36
2.3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 37
2.3.1. Thu thập số liệu 37
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu 37
3.3.3. Xử lý số liệu 44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 45
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 48
3.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 50
3.4. NHẬN XÉT TRONG MỔ 53
3.5. KẾT QUẢ SAU MỔ 57
Chương 4: BÀN LUẬN 62
4.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG 62
4.1.1 Tuổi và giới 62
4.1.2 Nghề nghiệp 63
4.1.3 Nguyên nhân và phân loại chấn thương 63
4.1.4 Vị trí ngực tổn thương 64
4.2. MỘT SÔ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 64
4.2.1. Triệu chứng cơ năng: 64
4.2.2 Triệu chứng toàn thân 65
4.2.3 Triệu chứng thực thể bộ máy hô hấp 65
4.3. MỐT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 67
4.3.1 Chụp XQ ngực 67
4.3.2. Siêu âm ngực 71
4.3.3. CT.scanner ngực 71
4.3.4.So sánh giá trị chẩn đoán CTN của XQ, siêu âm, CT.scanner ngực
với PTNSLN 72
4.4 CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA PTNSLN 73
4.4.1 Chỉ định PTNSLN 73
4.4.2 Chống chỉ định PTNSLN 74
4.5 KẾT QUẢ SỚM CỦA PTNSLN TRONG CHẤN THƯƠNG NGỰC75
4.5.1. Phương pháp thông khí phổi và bơm hơi sử dụng trong PTNSLN.. 75
4.5.2. Các thương tổn KMP phát hiện trong PTNSLN ' 76
4.5.3 Đường vào và số lượng trocar 77
4.5.4. Xử lý thương tổn trong PTNSLN 77
4.5.5 Thời gian phẫu thuật 80
4.5.6 Thời gian dẫn lưu sau mổ 81
4.5.7 Thời gian nằm viện 81
4.5.8 Tai biến và biến chứng 82
4.5.9 Chuyển phẫu thuật mở ngực 83
4.5.10. Kết quả đánh giá khi ra viện 84
4.6 GIÁ TRỊ CỦA PTNSLN 84
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Mã tài liệu :CAOHOC.00008
Phí Tải : 50.000đ
Liên hệ : quangthuboss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét