Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Nghiên cứu phương pháp chọc ối Realtime-PCR để chẩn đoán thai nhi bị nhiễm Rubella tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương 2011 - 2012

Bệnh Rubella được mô tả lần đầu tiên cách đây hơn 150 năm, vào giữa thế kỷ XIX bởi người Đức là De Bergen năm 1752 và Orlow năm 1758 [48], đến năm 1962 Parkman mới phân lập được virus Rubella là nguyên nhân gây bệnh. Rubella là một bệnh xảy ra trên toàn thế giới, cao điểm trong mùa xuân ở các nước vùng ôn đới. Trước khi vaccin phòng Rubella ra đời năm 1969, bệnh bùng phát thành dịch lớn và thường xảy ra tại Mỹ 6- 9 năm một lần và 3- 5 năm một lần ở Châu Âu [59]. Đối tượng bị bệnh hầu hết là trẻ em và người trẻ tuổi. Một nghiên cứu năm 1999 cho thấy, người lớn bị lây nhiễm chiếm 86% trường hợp, 73% những người mắc bệnh đều có nguồn gốc từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, hầu hết là những người nhập cư [46]. Ở Hoa Kỳ, theo McElhaney và cộng sự, tỷ lệ phụ nữ bị lây nhiễm 25% [53], theo Amy Jonhson và Brenda Ross, tỷ lệ lây nhiễm từ 10-20% [16]. Bệnh Rubella hay còn gọi là bệnh sốt 3 ngày, biểu hiện đặc trưng là sốt, phát ban và có thể gây thành dịch. Bệnh Rubella ít khi gây ra các biến chứng nặng, tuy nhiên yếu tố đáng quan tâm liên quan đến sức khỏe cộng đồng là nhiễm virus Rubella trong thời kỳ mang thai gây ra thai bất thường bẩm sinh, dẫn đến hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai bị lây nhiễm Rubella càng sớm trong thai kỳ thì hậu quả ảnh hưởng đến thai nhi càng nặng nề, đặc biệt trong 12 tuần đầu. Đại dịch Rubella xảy ra ở Hoa Kỳ năm 1962-1965, ước tính có 30000 trường hợp bị nhiễm Rubella trong khi mang thai, có đến 20000 trường hợp bị dị tật bẩm sinh do hậu quả của nhiễm Rubella [59]. Theo Miller và cộng sự, tỷ lệ Rubella ảnh hưởng đến thai nhi dưới 12 tuần là 80%, từ 13- 14 tuần là 54%, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối là 25%, tỷ lệ ảnh hưởng chung lên thai nhi là 9% [54]. Hội chứng Rubella bẩm sinh có thể biểu hiện ở một hay nhiều cơ quan: khiếm khuyết ở mắt, ở hệ thống thần kinh, các bất thường về tim, động mạch, bệnh về xương, ban xuất huyết...

Ở Việt Nam, năm 2004 Lê Diễm Hương, đã nghiên cứu về tình trạng phụ nữ nhiễm rubella [6], báo cáo một số trường hợp rubella bẩm sinh [7], Hoàng Thị Thanh Thủy, đã nghiên cứu tình hình đình chỉ thai nghén vì nhiễm rubella tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 6 tháng đầu năm 2011 [11]. Vũ xuân nghĩa và cộng sự (2011), nghiên cứu chọc ối 20 bệnh nhân có IgM (+) và IgG(+) với rubella, kết quả phát hiện 11 trường hợp (55%) có RNA của rubella trong dịch ối bằng phương pháp phán ứng khuếch đại Gen - nested PCR, độ đặc hiệu 100% [9]. Lê Anh Tuấn và cộng sự (2011), nghiên cứu chọc ối 5 bệnh nhân tuổi thai từ 20-25 bằng kỹ thuật Realtime-PCR tại bệnh viện Phụ sản trung ương, có 3 trường hợp (+) với PCR, 2 trường hợp (-), kết hợp với lấy máu cuống rốn thai nhi cho kết quả phù hợp [10].

Tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, 6 tháng đầu năm 2011, có gần 2000 các cặp vợ chồng đến trung tâm chẩn đoán trước sinh để tư vấn về nhiễm Rubella trong thời kỳ mang thai, trong đó, quyết định đình chỉ thai nghén khoảng 1050 trường hợp trên tổng số thai phụ được tư vấn. Chẩn đoán thai nhi bị nhiễm Rubella là vấn đề mang tính thời sự. Trên thế giới sử dụng phương pháp chọc ối để chẩn đoán thai nhi bị nhiễm Rubella đã được áp dụng. Tại Việt Nam nói chung, miền Bắc nói riêng bắt đầu sử dụng phương pháp chọc ối để chẩn đoán thai nhi bị nhiễm Rubella từ giữa năm 2011, nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện một cách hệ thống và đầy đủ.
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phương pháp chọc ối Realtime-PCR để chẩn đoán thai nhi bị nhiễm Rubella tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương 2011 - 2012" với hai mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm của thai phụ bị nhiễm Rubella được chọc ối Realtime-PCR tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương .
2. Nhận xét kết quả phương pháp chọc ối chẩn đoán thai nhi bị nhiễm Rubella tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 11

1.1. Khái niệm về virns rnbella 11

1.1.1. Cấu trúc virns Rubella 11

1.1.2. Chu trình nhân lên của virus 11

1.2. Dịch tễ học 12

1.3. Cơ chế bệnh sinh 13

1.4. Đường lây truyền 13

1.5. Miễn dịch 13

1.6. Chẩn đoán 15

1.6.1. Triệu chứng lâm sàng 15

1.6.2. Xét nghiệm 16

1.6.3. Chẩn đoán mẹ nhiễm bệnh Rubella 17

1.6.4. Chẩn đoán thai nhi bị lây nhiễm Rubella 18

1.7. Thái độ xử trí 19

1.8. Hội chứng rubella bẩm sinh 23

1.9. Phương pháp chọc hút dịch ối 24

1.9.1. Chỉ định chọc ối: 27

1.9.2. Tai biến: 28

1.10. Phương pháp xét nghiệm Realtime-PCR 28

1.11. Phòng và kiểm soát bệnh rubella 29

1.12. Các nghiên cứu trong và ngoài nước 30

CHƯƠNG 2: ŨŨI T-ŨNG VÀ PH-ŨNG PHŨP NGHIŨN cnu 32

2.1. Đối tượng nghiên cứu 32

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 32

2.3. Phương pháp nghiên cứu 32

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 32

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 33

2.3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin: 33

2.3.4. Nội dung nghiên cứu: 34

2.4. Biến số nghiên cứu và tiêu chuẩn của các biến số: 34

2.5. Xử lý số liệu: 38

2.5.1. Làm sạch số liệu: 38

2.5.2. Cách mã hóa: 38

2.5.3. Xử lý số liệu nghiên cứu: 38

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu: 39

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

3.1. Một số đặc điểm của thai phụ nhiễm rubella được chọc ối RT-PCR

chẩn đoán thai nhi nhiễm rubella 41

3.1.1. Tổng số thai phụ chọc ối RT-PCR do nhiễm Rubella 41

3.1.2. Phân bố nghề nghiệp của BN chọc ối RT-PCR do nhiễm Rubella .. 42

3.1.3. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng của BN chọc ối RT-PCR do nhiễm

Rubella 43

3.1.4. Đặc điểm về nguồn lây 44

3.1.5. Đặc điểm các hình thái nhiễm rubella của bệnh nhân chọc ối RT-PCR . 44

3.1.6. Liên quan giữa thời gian nhiễm với các triệu chứng lâm sàng 49

3.1.7. Liên quan giữa chỉ định chọc ối với BN nhiễm rubella 50

3.1.8. Nhận xét về bệnh nhân chọc ối với siêu âm hình thái thai nhi 52

3.1.9. Siêu âm bất thường với triệu chứng lâm sàng BN chọc ối 53

3.2. Nhận xét về kết quả RT-PCR dịch ối thai phụ nhiễm rubella 54

3.2.1. Kết quả xét nghiệm RT-PCR dịch ối trong tổng số BN nghiên cứu 54

3.2.2. Tần suất xét nghiệm RT-PCR dịch ối (Dương tính) theo nhóm tuổi

BN nhiễm rubella 55

3.2.3. Kết quả xét nghiệm rubella RT-PCR dịch ối theo thời gian nhiễm rubella . 56

3.2.4. Kết quả xét nghiệm rubella RT-PCR dịch ối với siêu âm hình thái

nhiễm rubella 57

3.2.5. Kết quả xét nghiệm RT-PCR (+) dịch ối với tuần thai thời điểm chọc ối. 58

3.2.6. Kết quả xét nghiệm RT-PCR dịch ối đối chiếu với kết quả xét

nghiệm IgM máu cuống rốn trên 61 BN chọc ối 59

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 60

4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 60

4.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu: 60

4.1.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 61

4.1.3. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng của BN chọc ối chẩn đoán thai nhi

nhiễm rubella 62

4.1.4. Đặc điểm về nguồn lây bệnh của BN chọc ối do nhiễm Rubella 64

4.1.5. Đặc điểm các hình thái nhiễm của BN chọc ối RT-PCR chẩn đoán

thai nhiễm Rubella 65

4.1.6. Nhận xét về chọc hút dịch ối 67

4.2. Kết quả xét nghiệm RT-PCR dịch ối 73

4.2.1. Liên quan thời gian nhễm với kết quả xét nghiệm RT-PCR dịch ối 75

4.2.2. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm RT-PCR dịch ối với xét nghiệm

IgM máu cuống rốn 77

KẾT LUẬN 79

KIẾN NGHỊ 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

 Mã CAOHOC.00027.
Liên Hệ quangthuboss@yahoo.com 0904.704.374

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét