Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD-Chronic Obstructive Pulmonary Diseases) là một nguyên nhân chính của bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Nhiều người mắc bệnh này trong nhiều năm và tử vong chủ yếu do bệnh hoặc các biến chứng của bệnh. Theo WHO bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế đứng hàng thứ tư trên thế giới với khoảng 50 triệu người mắc và 3 triệu người chết hàng năm. Và theo dự báo nó sẽ tăng lên vị trí thứ 3 vào năm 2020 [31],[33],[34],[35],[36]. Tần suất sẽ tăng cao hơn nữa và tỉ lệ tử vong có thể tiên đoán được trong các thập kỷ tới [33].
COPD là một bệnh mạn tính của đường hô hấp dưới được đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở không hồi phụ hoàn toàn do quá trình viêm mạn tính dẫn đến tình trạng rối loạn thông khí phế nang. Bệnh tiến triển mạn tính xen kẽ những đợt cấp tính gây suy hô hấp ở các mức độ khác nhau . Bệnh nhân suy hô hấp do đợt cấp COPD có tỉ lệ tử vong từ 1/5-1/3 mặc dù đã được thông khí nhân tạo [6].
Ngày nay bệnh COPD ngày càng gia tăng và tăng nhanh đặc biệt ở những nước có nền kinh tế kém phát triển trong đó có nước ta. Theo WHO, năm 1990 tỉ lệ mắc bệnh COPD đối với nam 9,34/1000, nữ 7,33/1000 [33]. Nghiên cứu ước tính tỉ lệ mắc COPD trên số lượng hút thuốc lá ở 12 nước Châu Á Thái Bình Dương ,Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất với 6,7% dân số [33].
Đợt cấp COPD được cho là kết quả của một quá trình tác động tương hỗ, phức tạp, giữa chủ thể với vi khuẩn, virút và bụi môi trường. Các yếu tố này kết hợp với nhau làm gia tăng tình trạng viêm trên đường thở và đợt cấp là biểu hiện đỉnh điểm với những hậu quả xấu trước mắt cũng như lâu dài cho bệnh nhân COPD.
Ở những bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp COPD thường ở giai đoạn III và IV, TKNTKXN có thể được sử dụng để cố gắng cải thiện bệnh cảnh lâm sàng, tình trạng toan hô hấp và tránh được việc đặt NKQ và các biến chứng liên quan đến TKNTXN.
Phương thức TKNTKXN đã được Meduri áp dụng từ năm 1987 cho 11 bệnh nhân trong điều trị đợt cấp COPD và ngày càng được phổ biến rộng rãi [47]. Do ưu thế về giảm tỉ lệ viêm phổi liên quan đến thở máy, tránh tai biến do đặt NKQ và MKQ, cai máy thuận lợi, giảm số ngày nằm viện và chi phí điều trị, đặc biệt là giảm tỉ lệ tử vong [30], nên các phương thức thở máy không xâm nhập được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới. Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều loại máy thở ngày càng phù hợp cho phương thức này.
Thông khí qua mặt nạ là một phương thức thông khí không xâm nhập được lựa chọn và được áp dụng song song với các phương thức TKNT khác để đảm bảo hai mục đích : Cải thiện thông khí phế nang và giảm công hô hấp [8],[31].
Phương thức TKNTKXN hai mức áp lực dương- BiPAP ở thì thở vào và thở ra được cài đặt sẵn mỗi chu kỳ hô hấp của bệnh nhân quyết định sự tồn tại thời gian thở vào và thở ra. BiPAP Vision là thế hệ máy hiện đại của hãng Respironics (Mỹ) chế tạo với nhiều tính năng ưu việt, có bộ vi xử lý hoàn hảo được áp dụng tại Việt Nam đặc biệt là ở khoa Cấp Cứu và Điều Trị Tích Cực đã chứng minh được hiệu quả của nó trong điều trị đợt cấp COPD [5],[12].
Tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai TKNTKXN đã được áp dụng rộng rãi với nhiều loại máy thở và mode thở khác nhau như: CPAP, BiPAP REM, BiPAP Phillip, BiPAP Vision... để điều trị suy hô hấp cấp trong các bệnh giãn phế quản, hen phế quản, COPD. đã đem lại lợi ích rất lớn cho bệnh nhân về lâm sàng và khí máu động mạch.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu về phương thức thở BiPAP trong điều trị đợt cấp COPD ở các khoa Cấp Cứu và Điều Trị Tích Cực nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của máy thở BiPAP Vision ở các khoa lâm sàng trong đó có khoa Hô hấp.Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả của thông khí không xâm nhập bằng máy BiPAP Vision trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai” nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả của thông khí không xâm nhập bằng máy BiPAP Vision trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .
2. Đánh giá các tai biến của người bệnh đối với phương pháp này
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 24
1.1. Một số vấn đề cơ bản về COPD 24
1.1.1. Khái niệm 24
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ 24
1.1.3. Giải phẫu bệnh lý của COPD 25
1.1.4. Bệnh học và cơ chế bệnh sinh COPD 25
1.1.5. Triệu chứng, chẩn đoán và phân giai đoạn COPD 28
1.1.6. Đợt cấp của COPD 32
1.1.7. Điều trị COPD 34
1.2. Thông khí nhân tạo không xâm nhập trong điều trị đợt cấp COPD ...38
1.2.1. Đặc điểm rối loạn chức năng hô hấp trong COPD 38
1.2.2. Thông khí nhân tạo không xâm nhập áp lực dương 41
1.2.3. Ưu nhược điểm và biến chứng của TKNTKXN 43
1.2.4. Mục đích của TKNTKXN 43
1.2.5. Chỉ định TKNTKXN 43
1.2.6. Chống chỉ định TKNTKXN 44
1.2.7. TKNTKXN hai mức áp lực dương (BiPAP) 44
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1. Đối tượng nghiên cứu 47
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 47
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 47
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn BN 47
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ 49
2 .2 . Phương pháp nghiên cứu 49
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 49
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 49
2.2.3. Tiến hành nghiên cứu 52
2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá 53
2.2.5. Thu thập số liệu nghiên cứu 54
2.2.6. Xử lý số liệu 55
2.2.7. Khía cạnh đạo đức của đề tài 55
19
2.2.7. Sơ đồ nghiên cứu 56
Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. Đặc điểm chung 57
3.1.1. Phân bố BN theo nhóm tuổi 57
3.1.2. Phân bố BN theo giới 58
3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp 58
3.1.4. Yếu tố nguy cơ 59
3.1.5. Số lượng thuốc hút 59
3.1.6. Diễn biến thời gian trước khi vào viện 60
3.2 . Đặc điểm lâm sàng 60
3.2.1. Lý do vào viện 60
3.2.2. Bệnh lý kèm theo và biến chứng 61
3.2.3. Triệu chứng cơ năng 62
3.2.4. Triệu chứng toàn thân 62
3.2.5. Triệu chứng thực thể 63
3.2.6. Các giai đoạn của BN COPD 63
3.2.7. Phân loại mức độ suy hô hấp 64
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 64
3.3.1. Vi khuẩn học 64
3.3.2. Các xét nghiệm máu 65
3.4. Kết quả thông khí nhân tạo với máy thở BiPAP Vision 66
3.4.1. Tỉ lệ thành công và thất bại 66
3.4.2. Mối tương quan giữa thời gian diễn biến trước vào viện 66
3.4.3. Thời gian TKNT BiPAP 67
3.4.4. Thay đổi về lâm sàng 68
3.4.5. Thay đổi về khí máu động mạch 73
3.4.6. Các biến chứng của thở BiPAP 77
Chương 4: BÀN LUẬN 78
4.1. Bàn luận chung 78
4.1.1. Tuổi và giới 78
4.1.2. Yếu tố bệnh nguyên 79
4.1.3. Bệnh lý kèm theo 80
4.1.4. Yếu tố khởi phát đợt cấp 80
4.2. Bàn luận về kết quả điều trị và TKNTKXN 81
4.2.1. Thời gian nằm viện 81
4.2.2. Thời gian TKNTKXN 82
4.2.3. Kết quả TKNTKXN S3
4.2.4. Biến chứng của TKNTKXN 84
4.3. Bàn luận về đáp ứng lâm sàng, cận lâm sàng Sổ
4.3.1. Đáp ứng nhịp thở Sổ
4.3.2. Đáp ứng về mạch và huyết áp 88
4.3.3. Đáp ứng về SpO2 89
4.3.4. Đáp ứng về pH máu 90
4.3.5. Đáp ứng về PaCO2 91
4.3.6. Đáp ứng về PaO2 92
4.3.7. Đáp ứng về HCO3" 93
4.3.8. Bàn luận về kết quả cận lâm sàng khác 94
4.3.9. Các thông số cài đặt máy thở 95
Chương 5: KÉT LUẬN 97
1. TKNTKXN bằng máy thở BiPAP Vision có hiệu quả tốt trong điều trị suy hô
hấp do đợt cấp COPD 97
2. Các tai biến liên quan đến thở máy không xâm nhập 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC BỆNH ÁN MINH HỌA BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU DANH SÁCH BỆNH NHÂN
ĐẶT VẤN ĐỀ
CAOHOC.00065
Liên hệ quangthuboss@gmail.com
0904.704.374
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét