Bệnh cúm A/H5N1 được xem là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm với sự lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong rất cao. Mới chỉ xuất hiện từ cuối năm 2003 tại một số nước châu Á, đến nay dịch cúm A/H5N1 đã lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới với 229 người nhiễm bệnh, trong đó 131 người tử vong chiếm tỷ lệ 58% [6]. Các trường hợp nhiễm virus cúm được phát hiện mặc dù chỉ xảy ra do lây nhiễm giữa người với các loài gia cầm. Thế nhưng, các chuyên gia trên thế giới đã khẳng định, việc virus cúm A lây nhiễm từ người sang người chỉ còn là vấn đề thời gian. Trước nguy cơ bùng phát của đại dịch, các nước, các tổ chức trên thế giới đã phải vào cuộc để nhanh chóng tìm ra phương thức phòng bệnh hiệu quả.
Vacxin luôn được coi là phương thức hữu hiệu nhất trong việc phòng chống, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết do các đại dịch gây ra. Công nghệ sản xuất vacxin cúm “thông thường” đã có từ 60 năm trước ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ nhưng số lượng ít và mức giá cao [3] nên không thể đáp ứng đủ cho thế giới khi có đại dịch xảy ra, đặc biệt với các nước nghèo, nước đang phát triển lại càng khó khăn
hơn.
Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã khuyến cáo các nước nên tự nghiên cứu sản xuất vacxin cúm A/H5N1 để có thể chủ động trong công tác phòng chống dịch, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng [3]. Cùng với việc tạo ra các chủng sản xuất vacxin cúm A/H5N1 thích hợp bằng kỹ thuật di truyền ngược, các trung tâm nghiên cứu bệnh cúm quốc tế cũng đưa ra những hướng sản xuất vacxin cúm khác nhau (sản xuất trên trứng gà có phôi, tế bào động vật...). Trên cơ sở đó, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia mà lựa chọn con đường sản xuất cho phù hợp nhưng phải đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cao.
Tại Việt Nam, viện Vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang đã nghiên cứu sản xuất vacxin cúm A/H5N1 cho người bằng phương pháp nuôi cấy trên trứng gà có phôi. Viện đã sản xuất thử 9 loạt vacxin thành công. Trước khi đưa vào sử dụng,
vacxin cúm phải đạt được các tiêu chuẩn an toàn, miễn dịch cần thiết theo quy định
của Bộ Y tế Việt Nam và TCYTTG. Một trong số các tiêu chuẩn đó là hàm lượng ovalbumin, protein trong lòng trắng trứng, là thành phần có khả năng gây dị ứng rất cao. Theo tiêu chuẩn của TCYTTG, lượng ovalbumin trong mỗi liều vacxin cúm A/H5N1 sản xuất từ trứng gà có phôi không được vượt quá 1 pg [10]. Chính vì thế, việc tìm ra một phương pháp xác định hàm lượng ovalbumin với độ nhạy và độ chính xác cao là một điều tiên quyết. Có nhiều phương pháp khác nhau để định lượng ovalbumin như: ELISA, điện di miễn dịch...Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đó cho thấy, phương pháp ELISA là phương pháp cho độ đặc hiệu và độ chính xác rất cao, có khả năng phát hiện ovalbumin ở mức độ nanogam (ng) [10-13]. Các bộ kít ELISA dùng để xác định hàm lượng ovalbumin rất đắt tiền và không phù hợp khi tiến hành các kiểm định trong quá trình sản xuất. Chính vì vây, với điều kiện trang thiết bị hiện có, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT KHÁNG THÊ THỎ KHÁNG OVALBUMIN DÙNG PHÁT HIỆN OVALBUMIN TRONG VACXIN CÚM A/H5N1” .
Mục tiêu đề tài:
1. Sản xuất khảng thể thỏ kháng ovalbumin.
2. Tinh chế kháng thể (IgG) kháng ovalbumin.
3. Ứng dụng kháng thể kháng ovalbumin tinh chế định lượng ovalbumin trong các mẫu vacxin cúm A/H5N1 bằng phương pháp ELISA và phương pháp điện di miễn dịch đối lưu.
Mã Tài liệu : TONGHOP.00152
Liên hệ ; quangthuboss@gmail.com
Phí tải : 50.0000đ
Liên hệ ; quangthuboss@gmail.com
Phí tải : 50.0000đ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét