Sinh thiết thận là kỹ thuật lấy mảnh tổ chức thận và đánh giá tổn thương mô bệnh học của bệnh lý thận dưới kính hiển vi. Một số nghiên cứu đã cho thấy chẩn đoán sau sinh thiết thận có thể khác với chẩn đoán lâm sàng trong 57% các đối tượng nghiên cứu và dẫn đến sự thay đổi điều trị từ 31% các trường hợp(38). Do vậy những thông tin thu được từ kết quả sinh thiết thận đóng vai trò quan trọng trong thực hành lâm sàng, mang tính quyết định về mặt chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh của bệnh nhân bị bệnh thận(37).
Kỹ thuật sinh thiết thận qua da đã được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1951 bởi Iversen và Brnn (20). Cùng thời điểm đó vào năm 1950, ý tưởng sử dụng miễn dịch huỳnh quang bằng cách sử dụng kháng thể đặc hiệu có đánh dấu để phát hiện lắng đọng protein đặc hiệu trong tế bào đã được giới thiệu bởi Coons và Kaplan (16) và ngay sau đó lần đầu tiên bệnh phẩm sinh thiết thận được nhuộm miễn dịch huỳnh quang để đánh giá sự lắng đọng phức hợp miễn dịch tại tế bào thận vào năm 1957 của Mellor và Ortega (30). Những phát kiến này thực sự là những đóng góp vô cùng quan trọng trong lĩnh vực lâm sàng thận học. Đồng thời với sự phát triển không ngừng của khoa học và kỹ thuật cùng với các ứng dụng của sinh thiết trong y học, sinh thiết thận được coi là một thủ thuật, kỹ thuật không thể thay thế được trong việc chẩn đoán, điều trị cũng như trong tiên lượng bệnh lý thận.
Kỹ thuật sinh thiết thận trải qua nhiều thời kỳ và ngày càng trở nên an toàn và hiệu quả hơn. Bên cạnh kỹ thuật sinh thiết thận mở do các nhà ngoại khoa tiến hành, sinh thiết thận qua da tỏ ra có nhiều ưu điểm và dễ tiến hành hơn.Trong đó, kỹ thuật sinh thiết thận qua da dưới hướng dẫn siêu âm cho thấy có nhiều ưu điểm và ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Nhờ có siêu âm, việc xác định vị trí sinh thiết trở nên chính xác, đơn giản và dễ thực hiện, không tốn kém, an toàn và hiệu quả cao.Tuy nhiên biến chứng trong và sau sinh thiết thận vẫn được theo dõi và báo cáo. Thông thường, bệnh nhân sau sinh thiết được theo dõi trong vòng 24h đầu tiên do biến chứng chủ yếu xuất hiện trong thời gian này. Biến chứng sinh thiết thận có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các nhóm bệnh lý toàn thân và tại thận, kinh nghiệm của bác sỹ làm sinh thiết và dụng cụ sinh thiết.
Hiện tại ở Việt Nam cũng chưa có nhiều nghiên cứu mang tính hệ thống về việc đánh giá sự an toàn cũng như biến chứng của kỹ thuật sinh thiết thận qua da dưới hướng dẫn của siêu âm ở những bệnh nhân có bệnh lý cầu thận. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả của kỹ thuật sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm trên bệnh nhân có bệnh lý cầu thận.
2. Khảo sát một số biến chứng của kỹ thuật sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm trên bệnh nhân có bệnh lý cầu thận.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 13
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẤU THẬN-TIẾT NIỆU 13
1.1.1. Sơ lược giải phẫu thận-tiết niệu 13
1.1.2. Cấu tạo vi thể của thận 14
1.1.3. Mạch máu thận 15
1.2. SINH THIẾT THẬN 16
1.2.1. Khái niệm 16
1.2.2. Lịch sử kỹ thuật sinh thiết thận qua da 17
1.2.3 Các phương pháp sinh thiết thận: 19
1.2.4. Chỉ định và chống chỉ định sinh thiết thận 20
1.2.5. Kỹ thuật sinh thiết thận qua da 22
1.3. BIẾN CHỨNG CỦA SINH THIẾT THẬN 25
1.3.1. Thời gian theo dõi sau sinh thiết 26
1.3.2. Các biến chứng khi thực hiện sinh thiết thận 26
1.4. MỘT SỐ BỆNH LÝ CẦU THẬN 29
1.4.1. Phân loại bệnh lý cầu thận 29
1.4.2. Một số bệnh cầu thận thường gặp 31
1.5. MLCT VÀ PHÂN LOẠI BỆNH THẬN MẠN TÍNH 38
1.5.1. Đánh giá chức năng thận qua mức lọc cầu thận 38
1.5.2. Áp dụng của MLCT trong phân loại bệnh thận mạn tính 40
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 43
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 43
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 43
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.2.1. Các bước tiến hành 44
2.2.2. Thực hiện kỹ thuật sinh thiết thận 45
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 48
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 48
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 49
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 49
3.1.2. Đặc điểm địa dư và nghề nghiệp 50
3.1.3. Chẩn đoán lâm sàng trước sinh thiết 51
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 52
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 52
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 53
3.3. KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC 57
3.3.1. Số lượng cầu thận trên mảnh sinh thiết 57
3.3.2. Chẩn đoán mô bệnh học 58
3.4. BIẾN CHỨNG SAU SINH THIẾT THẬN 59
3.4.1. Tỷ lệ biến chứng nặng sau sinh thiết thận 59
3.4.2. Tỷ lệ một số biến chứng sau sinh thiết thận 60
3.5. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI BIẾN CHỨNG SINH THIẾT 60
3.5.1. Liên quan của độ tuổi, giới tính và biến chứng 60
3.5.2. Liên quan của huyết áp và biến chứng 61
3.5.3. Liên quan của MLCT ước tính và biến chứng 61
3.5.4. Liên quan của cỡ kim sinh thiết và biến chứng 62
Chương 4: BÀN LUẬN 63
4.1. AN TOÀN VÀ BIẾN CHỨNG CỦA SINH THIẾT THẬN 63
4.2. KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC 68
4.2.1. Số lượng cầu thận ở mảnh sinh thiết thận 68
4.2.2. Chẩn đoán mô bệnh học 69
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI BIẾN CHỨNG SINH THIẾT 71
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CAOHOC.00060
Liên hệ quangthuboss@yahoo.com
0904.704.374
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét