Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Nghiên cứu về u buồng trứng thực thể ở phụ nữ dưới 20 tuổi tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 3 năm 2009-2011

Buồng trứng là tạng thuộc cơ quan sinh dục nữ, vừa có chức năng nội tiết vừa có chức năng ngoại tiết. U buồng trứng (UBT) là một trong những u thường gặp trong hệ sinh dục nữ, đứng hàng thứ 2 về tần suất sau u xơ tử cung. Theo Đinh Thế Mỹ, tỷ lệ mắc UBT là 3,6% [25]. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ em bé đến những phụ nữ cao tuổi, nhưng hay gặp trong lứa tuổi sinh sản. UBT được chia làm 2 loại u cơ năng và u thực thể [6].

UBT thường phát triển một cách âm thầm, không có dấu hiệu lâm sàng điển hình, thường được phát hiện một cánh tình cờ hoặc khi có các biến chứng. Ung thư buồng trứng là ung thư đứng hàng thứ 3 trong các loại ung thư gây tử vong ở nữ [23].

Hướng xử trí cơ bản đối với khối u buồng trứng lành tính được can thiệp ngoại khoa mổ mở hay mổ nội soi. Đối với u ác tính thường phải kết hợp điều trị ngoại khoa với điều trị hóa chất, xạ trị hay phối hợp. Thái độ xử trí đối với UBT trong khi phẫu thuật cũng rất cần được quan tâm: làm sao cho vừa duy trì được chức năng sinh sản cũng như điều hòa hormon sinh dục, nhưng không bỏ sót những tổn thương ác tính để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân, đặc biệt ở bệnh nhân dưới 20 tuổi.

Một tỉ lệ không nhỏ (chiếm 9,8%) [17] số phụ nữ bị UBTTT dưới 20 tuổi.Tuy nhiên thường được phát hiện muộn: do tâm lý ngại đi khám phụ khoa, nhận thức về sức khỏe sinh sản còn thấp, lệ thuộc nhiều vào gia đình v à cũng như các trường hợp UBT ở người lớn tuổi thường không có dấu hiệu lâm sàng. Đặc điểm của lứa tuổi này thì tỉ lệ ung thư BT lại rất cao đến 70% [32]. Sau phẫn thuật UBT là cả một gánh nặng tâm lý nặng nề và liên quan tới khả năng sinh sản sau này. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là một thách thức đối với thầy thuốc. Chính vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị cho những bệnh nhân bị UBT là một vấn đề cực kỳ quan trọng, đặc biệt là  

phụ nữ dưới 20 tuổi, vì không chỉ là vấn đề sức khỏe mà quan trọng là thiên chức được làm mẹ. Điều này vô cùng có ý nghĩa đối với phụ nữ có nhu cầu đảm bảo chức năng sinh sản cũng như hoạt động điều hòa các hormon sinh dục nữ.

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về UBT, nhưng nghiên cứu UBTTT ở phụ nữ dưới 20 tuổi còn ít được đề cập và tìm hiểu về chẩn đoán và điều trị nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng điều trị.

Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu về u buồng trứng thực thể ở phụ nữ dưới 20 tuổi tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong  3 năm 2009-2011 ” với hai mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u buồng trứng thực thể ở phụ nữ dưới 20 tuổi.

2. Nhận xét điều trị u buồng trứng thực thể ở phụ nữ dưới 20 tuổi


MỤC LỤC

□ĐT VổN □□ 1

CHHONG 1: TŨNG QUAN 13

1.1. Giải phẫu, chức năng sinh lý và mô học buồng trứng 13

1.1.1. Giải phẫu buồng trứng 13

1.1.2. Chức năng sinh lý của buồng trứng 15

1.1.3. Mô học buồng trứng 16

1.2. Phân loại KhốI u buồng trứng UBTTT 18

1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 25

1.3.1 Triệu chứng lâm sàng 26

1.3.2. Thăm dò cận lâm sàng 27

1.4. Biến chứng của U buồng trứng 30

1.4.1. U buồng trứng xoắn 31

1.4.2. U buồng trứng vỡ 31

1.4.3. Nhiễm khuẩn 31

1.4.4. Chèn ép tiểu khung 31

1.4.5. Các biến chứng khác 32

1.5. Các ph- ơng pháp điều trị 32

1.5.1 Phương pháp phẫu thuật 32

1.5.2 Điều trị nội khoa 34

1.6. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ U NANG BUỒNG TRỨNG Ở PHỤ

NỮ DƯỚI 20 TUỔI 36

CHHONG 2: ®èI THŨNG VÀ PHŨŨNG PHŨP NGHIŨN CŨU 37

2.1. Đối t- ợng nghiên cứu 37

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 37

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 37

2.2. Ph- ơng pháp nghiên cứu 38

2.2.1. Thiết kế' nghiên cứu 38

2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu 38

2.2.3. Các b- ớc tiến hành nghiên cứu 38

2.2.4. Các biến số nghiên cứu 38

2.2.5. Xử lý số liệu 40

2.3. Thời gian nghiên cứu 40

2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 40

CHUÔNG 3: KÕT QUŨ NGHIÊN Cũư 41

3.1. Đặc điểm đối t- ợng nghiên cứu 41

3.1.1. Tỷ lệ chung của UBT 41

3.1.2. Phân bố UBTTT theo nhóm tuổi 42

3.1.3. Tiền sử kinh nguyệt 43

3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 44

3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 44

3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 52

3.3. ĐIỀU TRỊ UBT 56

3.3.1. Phương pháp phẫu thuật 56

3.3.2 Tỷ lệ mổ nội soi chuyển mổ mở 56

3.3.3 Tai biến trong phẫu thuật UBT theo năm 57

3.3.4. Phương pháp phẫu thuật và ngày nằm viện 58

3.3.5. Cách thức phẫu thuật và chỉ định điều trị phối hợp 59

3.3.6. Kết quả điều trị hoá chất 60

CHUÔNG 4: BÀN LUốN 61

4.1. Đặc điểm đối t- ợng nghiên cứu 61

4.1.1. Tỷ lệ UBT ở phụ dưới 20 tuổi 61

4.1.2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu 61

4.1.3. Tiền sử kinh nguyệt 62

4.1.4. Tiền sử sinh sản 63

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA UBT DƯỚI 20 TUỔI 63

4.2.1. Lý do vào viện 63

4.2.2 Triệu chứng cơ năng 65

4.2.3. Triệu chứng thực thể 67

4.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG CỦA UBT DƯỚI 20 TUỔI 70

4.3.1 Siêu âm 70

4.3.2 Chất chỉ điểm u CA125 71

4.3.3 Giải phẫu bệnh 71

4.4. NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UBT PHỤ NỮ DƯỚI 20 TUỔI. 73

4.4.1 Phương pháp phẫu thuật 73

4.4.2 Lý do chuyển phẫu thuật nội soi sang mổ mở và tai biến trong

phẫu thuật UBT 74

4.4.3 Phương pháp phẫu thuật và ngày nằm viện 75

4.4.4 Cách thức điều trị UBT bằng phẫu thuật 76

4.4.5 Điều trị nội khoa sau mổ đối với UBT ác tính 78

KẾT LUẬN 79

KIẾN NGHỊ 80
CAOHOC.00020
Liên hệ quangthuboss@yahoo.com 
0904.704.374

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét