Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP HÓA CHẤT TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ

Việc sử dụng rộng rãi hóa chất trừ sâu ở các nước châu Á, các nước nông nghiệp làm gia tăng tình trạng ngộ độc, trong đó đặc biệt là phospho hữu cơ, tỷ lệ tử vong còn cao từ 9-28,9% [126], [137]. Tử vong trong ngộ độc cấp phospho hữu cơ do suy hô hấp chiếm 40- 60% [66], [91] chủ yếu ở bệnh nhân tự tử do uống quá nhiều.
Nước ta là nước nông nghiệp do đó phải sử dụng nhiều loại phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, trong đó hóa chất trừ sâu (insecticide) chiếm số lượng nhiều nhất. Chính vì vậy nguy cơ phơi nhiễm dẫn tới ngộ độc là rất cao. Ngộ độc cấp phospho hữu cơ xảy ra nhiều, đứng hàng thứ hai trong tất cả các loại ngộ độc (chỉ sau ngộ độc thực phẩm) và tỷ lệ tử vong còn cao [5], [14].
Ngộ độc phospho hữu cơ đến nay vẫn luôn luôn là vấn đề lớn, tại Hội nghị lần thứ VI của Hiệp hội Độc chất học Châu Á Thái Bình Dương tổ chức vào tháng 12-2007 tại Bangkok (Thái Lan) có tất cả 189 đề tài nghiên cứu thì đã có đến gần một phần tư số đề tài đề cập đến ngộ độc phospho hữu cơ [33]. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước, nguyên nhân trực tiếp gây tử vong trong ngộ độc cấp hóa chất này là khá đa dạng và phức tạp phụ thuộc vào liều lượng chất độc vào cơ thể, đường xâm nhập cũng như hiệu quả của công tác cấp cứu, điều trị...song phần lớn trường hợp được các nhà nghiên cứu thừa nhận là do suy hô hấp.
Ở nước ta, phospho hữu cơ chiếm nhiều nhất trong ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật, chỉ tính riêng 44 tỉnh, thành có gửi báo cáo về tình hình ngộ độc, hàng năm có 1518 bệnh nhân ngộ độc cấp phospho hữu cơ vào cấp cứu, tỷ lệ tử vong từ 6,67-18,7%. Mặc dầu đã có các thuốc chống độc đặc hiệu pralidoxim và atropin, có những phác đồ sử dụng kết hợp atropin và pralidoxim hiệu quả, song phần lớn nguyên nhân tử vong trong ngộ độc cấp phospho hữu cơ là suy hô hấp với nhiều yếu tố nguyên nhân và cơ chế khác nhau. Tỷ lệ tử vong còn phụ thuộc vào khả năng chẩn đoán, điều trị suy hô hấp của thầy thuốc và các phương tiện hồi sức cấp cứu của cơ sở.
Để làm giảm tỷ lệ tử vong do ngộ độc cấp phospho hữu cơ đã có nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này, nếu như bệnh học nhiễm độc phospho hữu cơ, các phương pháp cấp cứu, điều trị đã được nghiên cứu nhiều thì suy hô hấp và phương pháp điều trị suy hô hấp trong ngộ độc hóa chất này vẫn còn những khoảng trống cần phải tiếp tục nghiên cứu, bởi vì xử trí tốt suy hô hấp là giải quyết được về cơ bản nguyên nhân gây tử vong. 
Trong ngộ độc cấp phospho hữu cơ, suy hô hấp xuất hiện sớm với tỷ lệ cao, các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng phong phú, suy hô hấp ảnh hưởng xấu đến tiên lượng bệnh nhân [4], [34]...
Tại Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về suy hô hấp ở bệnh nhân ngộ độc cấp phospho hữu cơ, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về lâm sàng của suy hô hấp một cách chi tiết để từ đó rút ra những kinh nghiệm, khuyến cáo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán sớm suy hô hấp, điều trị hiệu quả suy hô hấp ở bệnh nhân ngộ độc cấp phospho hữu cơ. Ở nước ta tỷ lệ bệnh nhân ngộ độc phospho hữu cơ tử vong còn khá cao do đó việc xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của suy hô hấp và đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp vẫn đang là vấn đề đáng quan tâm và cần được nghiên cứu một cách đầy đủ. 
Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu sau: 
1. Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của suy hô hấp ở bệnh nhân ngộ độc cấp phospho hữu cơ.
2. Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp và mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng nặng với kết quả điều trị ở bệnh nhân ngộ độc cấp phospho hữu cơ.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa                                                                                      
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. DỊCH TỄ HỌC NGỘ ĐỘC PHOSPHO HỮU CƠ 3
1.1.1. Đặc điểm hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ 3
1.1.2. Tình hình ngộ độc hoá chất trừ sâu phospho hữu cơ trên thế giới và Việt Nam. 3
1.2. CƠ CHẾ BỆNH SINH, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA NGỘ ĐỘC CẤP PHOSPHO HỮU CƠ 6
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh của ngộ độc cấp phospho hữu cơ 6
1.2.2. Lâm sàng, cận lâm sàng của ngộ độc cấp phospho hữu cơ 7
1.3.CƠ CHẾ BỆNH SINH, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG SUY HÔ HẤP TRONG NGỘ ĐỘC CẤP PHOSPHO HỮU CƠ 10
1.3.1. Cơ chế bệnh sinh suy hô hấp 10
1.3.2. Lâm sàng, cận lâm sàng suy hô hấp 11
1.3.2.2. Cận lâm sàng suy hô hấp 13
1.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy hô hấp cấp 14
1.3.4. Suy hô hấp trong ngộ độc cấp phospho hữu cơ 14
1.4. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP PHOSPHO HỮU CƠ 18
1.4.1. Chẩn đoán ngộ độc cấp phospho hữu cơ 18
1.4.2. Điều trị ngộ độc cấp phospho hữu cơ 20
1.5. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGỘ ĐỘC CẤP HÓA CHẤT TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 30
1.5.1. Trên thế giới 30
1.5.2. Ở Việt Nam 33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 34
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu 34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 35
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 36
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 49
2.3.1. Đánh giá về lâm sàng 49
2.3.2. Đánh giá về cận lâm sàng 52
2.3.3. Đánh giá về kết quả điều trị 53
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 54
2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 54
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG SUY HÔ HẤP VÀ NGỘ ĐỘC PHOSPHO HỮU CƠ 55
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 55
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy hô hấp ở bệnh nhân ngộ độc cấp phospho hữu cơ 59
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NẶNG VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 68
3.2.1. Kết quả điều trị 68
3.2.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố tiên lượng nặng với kết quả điều trị 79
Chương 4: BÀN LUẬN 84
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG SUY HÔ HẤP VÀ NGỘ ĐỘC PHOSPHO HỮU CƠ 84
4.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu 84
4.1.2. Về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy hô hấp ở bệnh nhân ngộ độc cấp phospho hữu cơ 88
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NẶNG VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 99
4.2.1. Kết quả điều trị 99
4.2.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố tiên lượng nặng với kết quả điều trị 110
KẾT LUẬN 120
KIẾN NGHỊ 122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Mã tài liệu :TONGHOP.00268
Phí tải : 50.000 đ
Liên hệ quangthuboss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét