Vết thương thấu bụng (VTTB) được định nghĩa là những vết thương gây thủng phúc mạc làm cho ổ bụng thông thương với môi trường bên ngoài [19]. Loại thương tích này khá phổ biến trong thời chiến cũng như trong thời bình. Ngày nay cùng với sự gia tăng của tình trạng bạo lực, tai nạn giao thông, tai nạn lao động thì số bệnh nhân bị vết thương thấu bụng còn khá nhiều, với những thương tổn đa dạng, nặng và phức tạp.
Trong chẩn đoán vết thương thấu bụng, ngoài việc thăm khám phát hiện các dấu hiệu thành bụng thì thăm dò tại chỗ vết thương là động tác quyết định để xác định vết thương có thấu bụng hay không. Tuy nhiên trong một số trường hợp như vết thương ngực bụng, vết thương vùng chậu hông hay vùng lưng thì việc thăm dò này rất ít giá trị hoặc không thực hiện được, do đó việc chẩn đoán vết thương thấu bụng nhiều khi còn gặp khó khăn dẫn đến xử trí chậm hoặc bỏ sót tổn thương. Khắc phục khó khăn đó, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, chọc rửa ổ bụng [12] [14] [2] [34] [58], đặc biệt là nội soi ổ bụng [51] đã và đang là các biện pháp thăm dò hỗ trợ hiệu quả trong việc chẩn đoán VTTB.
Việc định hướng trước các tổn thương do vết thương thấu bụng gây ra để có thái độ sử trí đúng đòi hỏi phải thăm khám bệnh tỉ mỷ, nghiên cứu kỹ hoàn cảnh tác nhân gây bệnh, suy luận kết hợp với các kỹ thuật cận lâm sàng(CLS) thích hợp. Các tổn thương do vết thương thấu bụng rất đa dạng, có khi nhẹ chỉ thủng phúc mạc đơn thuần hay rách thanh mạc ruột, rách mạc treo..., nhưng trong một số trường hợp lại rất nặng và phức tạp làm cho việc xử trí gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ tử vong và biến chứng cao [3].
Phẫu thuật nội soi (PTNS) là một tiến bộ của y học, là thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại. Với đường vào xâm hại tối thiểu, qua những lỗ nhỏ đặt trocart người ta đặt camera, các dụng cụ phẫu thuật để có thể quan sát rõ các tạng và thực hiện các phẫu thuật. Trước đây, khi phẫu thuật nội soi chưa phát triển, đã thành quy luật vết thương thấu bụng là phải mở bụng thăm dò [9]. Tuy nhiên một số trường hợp tổn thương chỉ là thủng phúc mạc đơn thuần (mở bụng trắng) hoặc có tổn thương nhẹ không cần can thiệp (mở bụng không cần thiết). Nội soi ổ bụng với lợi thế của nó cũng là một phương pháp đã được áp dụng ở nhiều trung tâm và hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích để chẩn đoán và sử lý vết thương thấu bụng.
Ở Việt Nam, tại bệnh viện Viêt Đức, việc ứng dụng PTNS vào chẩn đoán và điều trị vết thương thấu bụng đươc triển khai thực hiện vài năm gần đây đã đem lại nhiều lợi ích và cần thiết. Tuy nhiên cho đến nay việc ứng dụng này còn khá mới mẻ không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Ngoài mục đích chẩn đoán, phát hiện liệt kê tổn thương, PTNS còn cho thấy có thể điều trị, hỗ trợ điều trị các tổn thương trong VTTB. Mặc dù vậy, tại Việt Nam cho đến nay rất ít các nghiên cứu đánh giá về những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị VTTB thời gian gần đây, cũng như các nghiên cứu đi sâu đánh giá khả năng chẩn đoán và điều trị của PTNS đối với VTTB
Để có thể thấy tình hình tổng quát của VTTB trong thời gian gần đây chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí vết thương thấu bụng tại bệnh viện Việt Đức năm 2010-2012" nhằm các mục tiêu sau đây:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của vết thương thấu bụng.
2. Đánh giá kết quả chẩn đoán, điều trị sớm vết thương thấu bụng tại Bệnh viện Việt Đức năm 2010 - 2012. Xem thêm : Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị hẹp niệu đạo sau do vỡ xương chậu tại bệnh viện Việt Đức
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 15
1.1. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU Ổ BỤNG VÀ CÁC THÀNH BỤNG 15
1.1.1. Thành trên là cơ hoành 15
1.1.2. Thành dưới là đáy chậu 16
1.1.3. Thành bụng trước bên 16
1.1.4. Thành sau 17
1.2. SỰ PHÂN CHIA Ổ BỤNG VÀ CÁC TẠNG TƯƠNG ỨNG 17
1.2.1. Vùng trên rốn 18
1.2.2. Vùng dưới sườn phải 18
1.2.3. Vùng dưới sườn trái 18
1.2.4. Vùng rốn 18
1.2.5. Vùng mạng sườn phải 18
1.2.6. Vùng mạng sườn trái 18
1.2.7. Vùng hố chậu phải 18
1.2.8. Vùng hố chậu trái 18
1.2.9. Vùng dưới rốn 19
1.3. PHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ PHÚC MẠC 19
1.4. GIẢI PHẪU BỆNH VẾT THƯƠNG BỤNG 21
1.4.1. Vết thương không thủng phúc mạc 21
1.4.2. Vết thương thủng phúc mạc 21
1.4.3. Vết thương bụng - chậu hông 24
1.5. CHẨN ĐOÁN VẾT THƯƠNG BỤNG 24
1.6. ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG BỤNG 27
1.6.1 Trước mổ 27
1.6.2. Phẫu thuật 28
1.6.3. Điều trị hậu phẫu 34
1.7. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 34
1.8. BIẾN CHỨNG SAU MỔ VẾT THƯƠNG BỤNG 34
1.8.1. Biến chứng sớm 35
1.8.2. Biến chứng muộn 35
1.9. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẾT THƯƠNG BỤNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 35
1.9.1. Trên thế giới 35
1.9.2. Tại Việt Nam 38
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 41
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 41
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.2. Cách tiến hành nghiên cứu 42
2.3. CÁC CHỈ TIÊU QUAN SÁT 46
2.3.1. Một số chỉ tiêu dịch tễ 46
2.3.2. Các đặc điểm lâm sàng 47
2.3.3. Các tổn thương phối hợp ngoài ổ bụng 48
2.3.4. Các thăm dò cận lâm sàng 48
2.3.5. Định hướng tổn thương trước mổ 48
2.3.6. Phát hiện tổn thương trong mổ 48
2.3.7. Cách xử trí tổn thương 49
2.3.8. Kết quả điều trị sớm 49
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 50
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VẾT THƯƠNG THẤU BỤNG 51
3.1.1. Giới 51
3.1.2. Tuổi 51
3.1.3. Nghề nghiệp 52
3.1.4. Nguyên nhân vết thương thấu bụng 53
3.2. LÂM SÀNG 53
3.2.1. Thời gian từ khi bị vết thương thấu bụng đến khi vào viện 53
3.2.2. Thời gian từ khi đến viện đến khi có chẩn đoán xác định 54
3.2.3. Tình trạng sốc 54
3.2.4. Các dấu hiệu thăm khám bụng 55
3.2.5. Vị trí vết thương thấu bụng 55
3.2.6. Số lượng vết thương thấu bụng 56
3.2.7. Kích thước vết thương thấu bụng 56
3.2.8. Thăm dò vết thương 57
3.3. CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ CHẨN ĐOÁN ..58
3.3.1. Xét nghiệm công thức máu 58
3.3.2. X quang bụng không chuẩn bị 58
3.3.3. Siêu âm bụng 59
3.3.4. Chụp cắt lớp vi tính 60
3.4. ĐIỀU TRỊ 60
3.4.1. Tổn thương tạng 60
3.4.2. Xử trí 63
3.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỚM 66
3.5.1. Thời gian có lưu thông tiêu hóa trở lại 66
2.5.2. Thời gian điều trị giảm đau sau mổ 67
3.5.3. Biến chứng 68
3.5.4. Nguyên nhân tử vong 69
3.5.5. Thời gian tử vong 69
3.5.6. Thời gian nằm viện 70
3.5.7. Kết quả điều trị chung 71
Chương 4. BÀN LUẬN 72
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TRONG VTTB 72
4.1.1. Giới tính 72
4.1.2. Tuổi 72
4.1.3. Nghề nghiệp 72
4.1.4. Nguyên nhân VTTB 73
4.2. LÂM SÀNG 73
4.2.1. Thời gian đến viện 73
4.2.2. Thời gian chẩn đoán xác định 74
4.2.3 Tình trạng sốc 74
4.2.4. Các dấu hiệu thành bụng 75
4.2.5. Vết thương 76
4.2.6. Khám thăm dò vết thương 78
4.3. CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ CHẨN ĐOÁN ..79
4.3.1. Công thức máu 79
4.3.2. Chụp bụng không chuẩn bị 81
4.3.3. Siêu âm 81
4.3.4. CT Scanner 82
4.4. CÁC HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG 83
4.4.1. Định hướng tổn thương tạng 83
4.4.2. Tổn thương phát hiện trong mổ 84
4.4.3. Phân loại tổn thương tạng 85
4.4.4. Tổn thương phối hợp 86
4.5. XỬ TRÍ 87
4.5.1. Chỉ định điều trị 87
4.5.2. Xử trí tổn thương tạng ổ bụng 87
4.5.3. Xử trí tổn thương phối hợp 93
4.5.4. Kết quả can thiệp PTNS trong VTTB 94
4.5.5. Thời gian mổ của các nhóm bệnh nhân 95
4.6. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 95
4.6.1. Thời gian có lưu thông tiêu hóa trở lại sau mổ 95
4.6.2. Thời gian điều trị giảm đau sau mổ 95
4.6.3. Biến chứng 96
4.6.4. Nguyên nhân, thời gian tử vong 97
4.6.5. Thời gian nằm viện 98
4.6.6. Kết quả điều trị chung 98
KẾT LUẬN 100
KIẾN NGHỊ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Mã Tài Liệu : Caohoc.00011
Phí Tải : 50.000 đ
Liên hệ : quangthuboss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét