Hẹp niệu đạo là tình trạng bệnh lý hẹp khẩu kính niệu đạo hoặc giảm tính giãn nở của niệu đạo [35]. Hẹp niệu đạo được ghi trong y văn từ thời Hy Lạp cổ đại. Hiện nay, hẹp niệu đạo là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh khoa tiết niệu, nếu không được điều trị đúng sẽ để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng sống của bệnh nhân.
Hẹp niệu đạo là hậu quả của các loại tổn thương niệu đạo (do chấn thương, viêm nhiễm), khi liền sẹo các tổn thương này sẽ dẫn đến xơ hóa và hẹp lòng niệu đạo. Trước kia, nguyên nhân hẹp niệu đạo chủ yếu do viêm niệu đạo. Hiện nay nguyên nhân hẹp niệu đạo chủ yếu do chấn thương và can thiệp nội soi qua đường niệu đạo.
Hẹp niệu đạo sau (HNĐS) là một di chứng của chấn thương niệu đạo do vỡ xương chậu (VXC), gặp với tỷ lệ khoảng 5-10% [29, 61, 67]. Đây là loại thương tổn nặng nhất trong chấn thương niệu đạo bởi vì niệu đạo sau nằm sâu trong khung chậu, có cơ thắt vân bao bọc và niệu đạo liên quan mật thiết với dây thần kinh thẹn trong ở hai bên. Điều trị HNĐS do chấn thương, đặc biệt những trường hợp hẹp niệu đạo phức tạp, thực sự đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt, trong những thập kỷ gần đây có nhiều phương pháp điều trị HNĐS đã được áp dụng và đem lại kết quả tốt, nhưng vẫn tồn tại những tranh luận về: thời gian phẫu thuật sớm hay để phẫu thuật ở thì muộn, phẫu thuật mở trong niệu đạo bằng nội soi hay mổ tạo hình niệu đạo, phẫu thuật niệu đạo một thì hay hai thì, phẫu thuật theo đường tầng sinh môn hay theo đường qua xương mu, liệt dương là do chấn thương VXC hay liên quan đến phẫu thuật tạo hình niệu đạo.
Ở nước ta, vấn đề chấn thương niệu đạo sau (CTNĐS) do vỡ xương chậu đã được tập trung nghiên cứu từ nhiều năm nay. Tại hội nghị ngoại khoa năm 1978 [14], cũng như hội nghị chuyên đề về chấn thương và vết thương niệu đạo năm 1988 [13, 16, 22], tai biến VXC và di chứng hẹp niệu đạo sau đã được đề cập bàn luận về chẩn đoán và yêu cầu điều trị, có nhiều báo cáo về kết quả điều trị CTNĐS do vỡ xương chậu, điều trị HNĐS. Các tác giả đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau, có cải tiến và đạt được những kết quả tốt trong phương pháp của mình.
Tại khoa Tiết niệu bệnh viện Việt Đức từ nhiều năm nay đã nhận điều trị một số lượng lớn bệnh nhân HNĐS do VXC, có nhiều phương pháp phẫu thuật được cải tiến áp dụng và đạt những kết quả tốt, đặc biệt là hai phương pháp: nối niệu đạo tận tận qua đường tầng sinh môn và phương pháp Solovov [3, 12, 14, 15, 20, 21, 23]. Việc đánh giá kết quả sau phẫu thuật điều trị HNĐS là một yêu cầu thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh lý này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị hẹp niệu đạo sau do vỡ xương chậu tại bệnh viện Việt Đức" nhằm
mục tiêu:
1- Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh lý hẹp niệu đạo sau do vỡ xương chậu.
2- Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị hẹp niệu đạo sau do vỡ xương chậu.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 15
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU KHUNG CHẬU VÀ NIỆU ĐẠO 15
1.1.1. Giải phẫu khung chậu 15
1.1.2. Giải phẫu niệu đạo 16
1.2. BỆNH LÝ HẸP NIỆU ĐẠO SAU DO VỠ XƯƠNG CHẬU 27
1.2.1. Thương tổn vỡ xương chậu - đứt niệu đạo sau 27
1.2.2. Hẹp niệu đạo sau 31
1.2.3. Chẩn đoán bệnh lý hẹp niệu đạo sau 33
1.2.4. Các phương pháp điều trị hẹp niệu đạo sau do vỡ xương chậu .. 35
1.2.5. Điều trị HNĐS ở trong nước 40
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 42
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 42
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 42
2.1.3. Cỡ mẫu 42
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 43
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 57
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 58
3.1.1. Tuổi 58
3.1.2. Nguyên nhân gây chấn thương 58
3.1.3. Các tổn thương phối hợp 59
3.1.4. Hình thức xử trí ban đầu đối với chấn thương niệu đạo sau 60
3.1.5. Thời gian từ khi tai nạn tới khi được mổ tạo hình niệu đạo sau 60
3.1.6. Tiền sử mổ tạo hình niệu đạo và các phẫu thuật khác 61
3.1.7. Tiền sử cương dương trước khi tai nạn 61
3.1.8. Xét nghiệm huyết học 62
3.1.9. Xét nghiệm sinh hóa 63
3.1.10. Xét nghiệm vi khuẩn nước tiểu 63
3.1.11. Chẩn đoán hình ảnh 64
3.1.12. Đo lưu lượng dòng tiểu 66
3.2. CHẨN ĐOÁN TRƯỚC MỔ 67
3.2.1. Chẩn đoán xác định 67
3.2.2. Tình trạng cương dương trước mổ 67
3.3 KẾT QUẢ TRONG MỔ 68
3.3.1. Phương pháp vô cảm 68
3.3.2. Phương pháp mổ 68
3.3.3. Chiều dài đoạn niệu đạo hẹp xác định trong mổ 68
3.3.4. Thời gian phẫu thuật 69
3.3.5. Tai biến trong mổ 69
3.4. KẾT QUẢ SAU MỔ 70
3.4.1. Biến chứng sau mổ 70
3.4.2. Thời gian đặt ống thông niệu đạo 71
3.4.4. Kết quả giải phẫu bệnh lý 72
3.4.5. Kết quả tiểu tiện sau khi rút ống thông niệu đạo 72
3.4.6. Kết quả gần sau ba tháng 73
3.4.7. Kết quả lâu dài 74
Chương 4: BÀN LUẬN 78
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 78
4.1.1. Tuổi bệnh nhân 78
4.1.2. Nguyên nhân chấn thương 78
4.1.3. Tổn thương xương chậu 79
4.1.4. Các tổn thương phối hợp và hình thức cấp cứu ban đầu 80
4.1.5. Thời gian từ khi tai nạn tới khi phẫu thuật tạo hình niệu đạo 81
4.1.6. Vai trò của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh 82
4.2. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 83
4.2.1. Phương pháp vô cảm 83
4.2.2. Phương pháp phẫu thuật 84
4.2.3. Kết quả phẫu thuật 85
KÉT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Mã tài liệu : CAOHOC.00010
Phí tải : 50.000 đ
Liên hệ : quangthuboss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét