Suy thai cấp tính trong chuyển dạ là một tình trạng đe dọa sinh mạng, sức khỏe và tương lai phát triển tinh thần, vận động của trẻ sau này. Vì vậy phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây suy thai và dựa vào chỉ số Apgar để chẩn đoán suy thai là một nhiệm vụ quan trọng của người thầy thuốc sản khoa nhằm cho ra đời một đứa trẻ khỏe mạnh và thông minh [1], [2],[3].
Suy thai xảy ra trong khi có thai thường không đột ngột gọi là suy thai mạn tính, thường có liên quan rất nhiều tới vấn đề dinh dưỡng của thai. Trái lại, suy thai xảy ra trong quá trình chuyển dạ thường là suy thai cấp tính. Các trường hợp suy thai mạn có thể nhanh chóng trở thành suy thai cấp tính trong chuyển dạ. Suy thai cấp tính trong chuyển dạ chiếm tỷ lệ không cao. Theo nghiên cứu của Hyattsvill tại Hoa Kỳ năm 1994, tỷ lệ suy thai cấp tính là 42,9/1000 trẻ [38].
Suy thai cấp tính trong chuyển dạ là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp tử vong chu sinh. Theo nghiên cứu của Hyattsvill [38] tại Hoa Kỳ năm 1994, tỷ lệ tử vong vì suy thai cấp tính là 17,3/100.000 trẻ đẻ ra sống, nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Mai năm 1998 tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, tỷ lệ trẻ đẻ ra ngạt là 1% [15].
Suy thai còn dẫn đến bại não và chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em, theo nghiên cứu của Nelson KB năm 1996, có khoảng 8 - 15% các trường hợp bại não ở trẻ em do suy thai cấp tính trong chuyển dạ gây nên [46] Ngoài ra, suy thai còn làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh, đòi hỏi những chăm sóc hồi sức tốn kém về sức lực và kinh tế [47], [48] [49].
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của Y học, cùng với sự ra đời của các phương tiện thăm dò hiện đại trong sản khoa như Monitoring sản khoa, siêu âm, soi ối...đã giúp cho các thầy thuốc sản khoa chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời suy thai [23], [24], [25]. Phương pháp điều trị suy thai cấp tính bao gồm sự kết hợp giữa điều trị nội khoa và sản khoa. Tùy theo tình trạng thai nhi và tình trạng người mẹ mà thầy thuốc có chỉ định thích hợp [29].
Khi đã chẩn đoán suy thai cấp tính trong chuyển dạ cần phải lấy thai ra ngay nếu hồi sức thai không kết quả, tùy theo từng điều kiện cụ thể mà có thể lấy thai ra bằng mổ lấy thai hoặc forceps. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Hinh năm 1986, tại Viện bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh, tỷ lệ đẻ forceps vì suy thai là 31,4%[10]. Nghiên cứu của Đỗ Văn Tú tại Khoa Sản Bệnh viện Bạch Mai năm 2002, tỷ lệ đẻ forceps vì suy thai chiếm 47,6% [19].
Chỉ định mổ vì suy thai cấp tính trong chuyển dạ có xu hướng ngày càng tăng do những tiến bộ trong lĩnh vực gây mê và hồi sức. Trên lâm sàng, việc đánh giá tình trạng trẻ đẻ ra bằng chỉ số Apgar giúp các thầy thuốc xác định mức độ suy thai, tuy nhiên thực tế nhiều trường hợp chẩn đoán suy thai nhưng khi đẻ ra trẻ có chỉ số Apgar không tương xứng với chẩn đoán suy thai hoặc trẻ hoàn toàn khỏe mạnh [7], [9]. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu về suy thai cấp tính trong chuyển dạ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương” với hai mục tiêu:
1. Xác định một số yếu tố nguy cơ gây suy thai cấp trong chuyển dạ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.
2. Nhận xét thái độ xử trí suy thai cấp trong chuyển dạ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 8
1.1. Khái niệm về suy thai 8
1.2. Sinh lý bệnh suy thai cấp tính trong chuyển dạ 8
1.2.1. Tuần hoàn hồ huyết 8
1.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến tuần hoàn hồ huyết 9
1.2.3. Tuần hoàn ở gai rau 10
1.3. Sự thích ứng của thai nhi với tình trạng thiếu oxy 11
1.3.1. Về chuyển hóa 11
1.3.2. Thích ứng của tim mạch 12
1.3.3. Hậu quả khác 12
1.4. Nguyên nhân suy thai cấp tính 13
1.4.1. Cơn co tử cung bất thường 13
1.4.2. Chuyển dạ kéo dài bất thường 13
1.4.3. Các nguyên nhân khác 14
1.5. Chẩn đoán suy thai cấp tính trong chuyển dạ 15
1.5.1. Nước ối lẫn phân su 15
1.5.2. Biến đổi nhịp tim thai 16
1.5.3. Triệu chứng trên Monitoring 16
1.6. Theo dõi và xử trí suy thai cấp tính trong chuyển dạ 25
1.6.1. Điều trị dự phòng 25
1.6.2. Điều trị suy thai cấp tính trong chuyển dạ 25
1.6.3. Chỉ định hồi sức 27
1.6.4. Tiêu chuẩn đánh giá hồi sức 28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 29
2.2. Thời gian nghiên cứu 30
2.3. Địa điểm nghiên cứu 30
2.4. Thiết kế nghiên cứu 30
2.5. Cỡ Mẫu và phương pháp chọn mẫu 30
2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu 30
2.7. Phương pháp thu thập số liệu 33
2.8. Xử lý và phân tích số liệu 33
2.8.1. Thống kê mô tả 34
2.8.2. Thống kê phân tích 34
2.9. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Một số yếu tố nguy cơ gây suy thai cấp trong chuyển dạ 35
3.2. Phương pháp xử trí suy thai cấp trong chuyển dạ 48
CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN 53
4.1. Một số yếu tố nguy cơ gây suy thai cấp trong chuyển dạ 53
4.1.1. Tuổi sản phụ 53
4.1.2. Nghề nghiệp 54
4.1.3. Số lần đẻ 55
4.1.4. Tuổi thai 56
4.1.5. Giới tính thai nhi 57
4.1.6. Cơn co tử cung 57
4.1.7. Nước ối 59
4.1.8. Bệnh lý mẹ 61
4.1.9. Phần phụ thai 62
4.1.10. Tình trạng thai 64
4.2. Điều trị suy thai 64
4.2.1. Chỉ định, kết quả điều trị suy thai 64
4.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Apgar sau đẻ 73
KẾT LUẬN 82
KHUYẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Mã CAOHOC.00028
LH 0904.704.374
quangthuboss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét