Nghiên cứu mối liên quan các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với mô bệnh học trong ung thư buồng trứng Tại Bệnh viện phụ sản trung ương
Theo nhiều thống kê trên thế giới, tỷ lệ ung thư buồng trứng (UTBT) chiếm khoảng 30% tổng số các ung thư sinh dục nữ. Ở các nước phát triển, UTBT có tỷ lệ tương tự ung thư thân tử cung (35%) và ung thư cổ tử cung xâm nhập (27%) [1, 2,3]. Theo báo cáo, UTBT là ung thư phổ biến thứ 5 ở phụ nữ Anh và là nguyên nhân tử vong của 4300 trường hợp mỗi năm ở nước này. Ở Việt Nam, theo ghi nhận ung thư của Nguyễn Bá Đức giai đoạn 2001 - 2004, tại 5 tỉnh thành của Việt Nam, gồm Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế và Cần Thơ, tỷ lệ mắc UTBT chuẩn theo tuổi/100 ngàn dân lần lượt như sau: 4,7 (xếp thứ 6); 2,5 (xếp thứ 8); 1,2 (xếp thứ 12); 2,1 (xếp thứ 9) và 6,5 (xếp thứ 5) [4,5]. Tỷ lệ tử vong do UTBT rất cao, bằng số tử vong do ung thư nội mạc và cổ tử cung cộng lại [1]. Tỷ lệ tử vong cao này thường được cho là các triệu chứng của UTBT chỉ xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (70% các trường hợp), do vậy làm chậm trễ việc chẩn đoán và điều trị [6]. Buồng trứng là một tạng nằm sâu trong chậu hông bé nên u thường khó phát hiện khi kích thước còn nhỏ vì không có triệu chứng hoặc các triệu chứng không rõ ràng. Khi u to có thể có các triệu chứng như đau tức vùng hạ vị, ra máu âm đạo bất thường, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiêu hoá...
Chẩn đoán u buồng trứng thường không khó nếu kết hợp khám lâm sàng với siêu âm ổ bụng và/hoặc chụp cắt lớp vi tính hay MRI, định lượng CA 125, CA19-9 huyết thanh. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp việc chẩn đoán lành tính hay ác tính trước mổ lại là một thách thức lớn đối với các phẫu thuật viên do không có chẩn đoán tế bào và/hoặc mô bệnh học trước phẫu thuật bởi rất ít trường hợp UBT thực hiện sinh thiết trước mổ. Việc chọc hút kim nhỏ trước mổ là hết sức khó khăn và ít được áp dụng vì có thể xảy ra nhiều tai biến khi tiến hành thủ thuật, sự chính xác chưa được tối ưu và có nguy cơ nhiễm trùng ổ bụng hoặc phát tán tế bào ung thư ra xung quanh và thành bụng. Các xét nghiệm như CA125, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính /MRI chỉ mang tính định hướng chẩn đoán ung thư và không được coi là tiêu chuẩn vàng. Bởi vậy, để có thể đạt được chẩn đoán trước mổ gần đúng nhất, cần phối hợp nhiều yếu tố: Các dấu hiệu lâm sàng, siêu âm, X quang, tế bào học, nội soi...Tuy nhiên, chẩn đoán xác định cuối cùng vẫn lầ chẩn đoán mô bệnh học (MBH). Theo phân loại MBH, các UBT có thể được chia thành 8 nhóm chính sau: U biểu mô, u đệm sinh dục, u tế bào mỡ (dạng mỡ), u tế bào mầm, u hỗn hợp đệm sinh dục và tế bào mầm, u mô mềm buồng trứng, u không xếp loại và các u thứ phát[9]. Người ta nhận thấy rằng có sự phân bố không đều giữa các nhóm u này. Trong nhiều nghiên cứu, người ta nhận thấy các u biểu mô chiếm khoảng 80 - 90%, còn lại là các u của tế bào mầm và mô đệm sinh dục [6,32,68].
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, tỷ lệ các typ MBH của các UBT nhưng hầu như chưa thấy nghiên cứu nào đề cập mối liên quan giữa các typ MBH với dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng một cách toàn diện để từ đó có thể rút ra một số gợi ý giúp các nhà lâm sàng sản phụ khoa có chẩn đoán sơ bộ trước phẫu thuật chính xác hơn. Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm các mục tiêu:
. Đối chiếu một sô đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với typ mô bệnh học của ung thư buồng trứng được điều trị tại BVPSTW từ tháng 1- 2003 đên tháng 12 - 2007.
2. Xác định tỷ lệ typ mô bệnh học của ung thư buồng trứng.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Ch- ơng 1: Tổng quan tài liệu 13
1.1. Giải phẫu, cấu tạo, sinh lý buồng trứng 13
1.1.1. Giải phẫu buồng trứng 13
1.1.2. Cấu tạo mô học của BT. 14
1.1.3. Sinh lý buồng trứng 15
1.2. Nguồn gốc của u buồng trứng 16
1.2.1. U biểu mô bề mặt 16
1.2.2. U tế bào mẩm 18
1.2.3. U dây sinh dục biểu mô đệm 18
1.3. Dịch tễ học của ung th- buồng trứng: 18
1.4. Chẩn đoán u ác tính buồng trứng: 20
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 20
1.4.2. Các xét nghiệm cận lâm sàng 21
1.5. Chẩn đoán mô bệnh học KBT: 24
1.6. Chẩn đoán giai đoạn: 24
1.7. Phân loại mô học ung th ư buồng trứng của TCYTTG năm 2003 26
1.8. Một số nghiên cứu về các u ác tính buồng trứng 27
1.8.1. Nghiên cứu của các tác giả n- ớc ngoài 27
1.8.2. Nghiên cứu của các tác giả trong n- ớc 29
Ch- ơng 2: Đối t- ợng và ph- ơng pháp nghiên cứu 31
2.1. Đối t- ợng nghiên cứu 31
2.1.1. T iêu chuẩn lựa chọn đối t- ợng nghiên cứu 31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31
2.2. Ph- ơng pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Thiết kế' nghiên cứu 32
2.2.2. Mẫu nghiên cứu 32
2.2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu 32
2.2.4. Các biến số nghiên cứu 32
2.2.5. Cách tiến hành 34
2.3. Xử lý số liệu 35
2.4. Các tiêu chuẩn có liên quan đến nghiên cứu 35
2.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp 35
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá mãn kinh 36
2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá các đặc điểm u trên siêu âm 36
2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá tiền sử u BT lành tính 36
2.4.5. Tiêu chuẩn đánh giá cách thức phẫu thuật 36
2.4.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán KBT trên giải phẫu mô bệnh học 37
2.4.7. Tiêu chuẩn đánh giá di căn 37
2.4.8. Tiêu chuẩn đánh giá nồng độ CA 125 huyết thanh 37
2.4.9. Tiêu chuẩn đánh giá tái phát 37
2.5. Vấn đề đạo đức 37
Ch- ơng 3: Kết quả nghiên cứu 38
3.1. Phân bố BN KBT theo đặc tr- ng cá nhân và xã hội 38
3.2. Phân bố BN KBT theo tiền sử sản, phụ khoa 39
3.3. Phân bố BN KBT theo triệu chứng toàn thân và cơ năng 40
3.4. Phân bố BN KBT theo triệu chứng thực thể 41
3.5. Phân bố BN KBT theo các đặc điểm siêu âm/CT/MRI 42
3.6. Phân bố BN KBT theo nồng độ CA 125 huyết thanh 43
3.7. Phân bố BN KBT theo giai đoạn lâm sàng figo 43
3.8. Phân bố BN KBT theo ph- ơng pháp điều trị 44
3.9. Tỷ lệ có thai sau điều trị 44
3.10. Phân bố BN KBT theo typ mô bệnh học 45
3.11. Phân bố bệnh nhân theo thời gian sống thêm 5 năm 47
3.12. Phân bố bệnh nhân KBT theo tình trạng tái phát 48
3.13. Mối liên quan giữa typ MBH với các yếu tố đặc tr- ng và xã hội của
bệnh nhân 48
3.14. Mối liên quan giữa typ MBH với tiền sử sản phụ khoa 50
3.15. Mối liên quan giữa typ MBH với triệu chứng lâm sàng 52
3.16. Tỷ lệ typ MBH theo giai đoạn bệnh 54
3.1T. Mối liên quan Typ MBH với tỷ lệ tái phát u buồng trứng ở các giai đoạn bệnh SS
3.18. Tỷ lệ typ MBH theo thời gian sống trên S năm Sỏ
3.19. Mối liên quan giữa typ MBH với tình trạng dịch cổ ch- ớng và kết
quả xét nghiệm tế bào học S8
3.20. Tỷ lệ typ MBH theo kết quả của siêu âm/CT/MRI/GPB S9
3.21. Nồng độ CA12S và typ MBH UTBT 60
3.22. Mối liên quan giữa typ MBH với ph- ơng pháp điều trị và tỷ lệ tái phát.61
3.23. Tỷ lệ có thai sau điều trị 63
Ch- ơng 4: Bàn luân 64
4.1. Tỷ lệ các typ KBT 64
4.2. Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của KBT 66
4.2.1. Các yếu tố đặc trưng và xã hội của đối tượng nghiên cứu 66
4.2.2. Các đặc điểm về tiền sử sản phụ khoa 67
4.2.3. Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của KBT 69
4.3. Phân loại giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị, tiên lượng bệnh. .. T3
4.3.1. Phân loại giai đoạn bệnh theo FIGO 2003 và tiên lượng bệnh .... 73
4.3.2. Phương pháp điều trị và tỷ lệ tái phát, tỷ lệ sống trên 5 năm 75
4.3.3. Tỷ lệ có thai 76
Kết luân TT
Kiến nghị T9
Mã CAOHOC.00019
Liên hệ quangthuboss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét