Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Nghiên cứu hiệu quả khởi phát chuyển dạ của PG E2 trên những thai phụ thiểu ối tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Quá trình mang thai và sinh đẻ là một quá trình sinh lý và thường diễn ra bình thường. Tuy nhiên, mỗi thai nghén luôn tiềm ẩn những nguy cơ. Cùng với sự phát triển của y học, yêu cầu đảm bảo an toàn cho mỗi lần mang thai của người phụ nữ ngày càng cao. Để đạt được điều này, đòi hỏi các nhà sản khoa phải theo dõi sát, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những bất thường trong suốt quá trình mang thai cũng như quá trình chuyển dạ.

Thiểu ối là một bất thường có thể gặp trong thời kỳ mang thai. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ cho thai nhi. Bất thường về nước ối có thể làm tăng cao tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh chu sinh [7], [8], [14].

Thiểu ối là bệnh lý thường gặp trên lâm sàng. Theo Phan Trường Duyệt (1999), tỷ lệ này chiếm 0,4 - 3,9% các trường hợp mang thai [14]. Trên thế giới, tỷ lệ thiểu ối dao động từ 1,4 - 19% tùy theo từng tác giả. Đây là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân bệnh, gây nhiều biến chứng cho thai nhi. Chamberlain và cộng sự ghi nhận tỷ lệ tử vong chu sinh tăng lên 47 lần khi có thiểu ối và tăng lên 13 lần khi thể tích ối hạn chế so với bình thường [19]. Một số tác giả cho rằng, thiểu ối gây chèn ép cuống rốn, làm giảm sự trao đổi chất dinh dưỡng, oxy giữa mẹ và thai gây suy thai [7], [14].

Để đánh giá thể tích ối, siêu âm là phương pháp được lựa chọn. Khi đã được chẩn đoán thiểu ối, vấn đề lấy thai ra sẽ được xem xét nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi [35].

Khởi phát chuyển dạ (KPCD) là một trong những biện pháp ưu tiên trong xử trí tình trạng thiểu ối. Y văn ghi nhận vai trò nhất định của phương pháp truyền oxytocin nhỏ giọt tĩnh mạch hoặc sử dụng prostaglandin E1 (PG E1) để khởi phát chuyển dạ nhưng hiệu quả không cao hoặc có nhiều nguy cơ như: cơn co tử cung (CCTC) cường tính, thai suy, vỡ tử cung, băng huyết sau sinh...[5], [21].

Cùng với sự phát triển của dược học, PG E2 đang có những vai trò nhất định đối với sản khoa thực hành và ngày càng thu hút sự quan tâm của các thầy thuốc sản khoa về vai trò của nó tác động trên tử cung. PG E2 đã được chứng minh là cải thiện đáng kể chỉ số Bishop, khởi phát chuyển dạ thành công và sinh đường âm đạo từ 80 - 97%, làm giảm tỷ lệ sinh mổ, an toàn hơn cho mẹ và thai. Một số thực nghiệm lâm sàng đã chứng minh tính ưu việt và độ an toàn của PG E2 so với các phương pháp khác [16], [27], [28], [29]. Chính vì vậy, PG E2 được RCOG, ACOG khuyến cáo nghiên cứu sử dụng trong khởi phát chuyển dạ.

Cho đến nay, PG E2 đã được nghiên cứu sử dụng khởi phát chuyển dạ cho một số trường hợp như thai quá ngày sinh, thai chết lưu, thai dị dạng. nhưng còn ít nghiên cứu ứng dụng PG E2 trong khởi phát chuyển dạ cho thai thiểu ối tại Việt Nam.

Với mong muốn là có thêm một tài liệu đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ của PG E2 để có thể áp dụng trong thực hành, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả khởi phát chuyển dạ của PG E2 trên những thai phụ thiểu ối tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội ", với 2 mục tiêu sau:

1. Đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ của PG E2 đối với thai thiểu ối tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.
2. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khởi phát chuyển dạ của PG E2 đối với thai thiểu ối.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14
1.1. TỔNG QUAN VỀ THIỂU ỐI 14
1.1.1. Sinh lý nước ối 14
1.1.2. Thiểu ối 17
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ 22
1.2.1. Sinh lý chuyển dạ 22
1.2.2. Khởi phát chuyển dạ 25
1.3. PROSTAGLANDIN E2 27
1.3.1. Đại cương về prostaglandin 27
1.3.2. Dinoprostone (Prostaglandin E2) 29
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DINOPROSTONE TRONG SẢN PHỤ KHOA 30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng 32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.2.2. Cỡ mẫu 33
2.2.3. Cách thức tiến hành: 34
2.2.4. Các biến số nghiên cứu 36
2.3. CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU 37
2.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá thành công, thất bại 37
2.3.2. Tiêu chuẩn thai suy 37
2.3.3. Tiêu chuẩn ngạt - Chỉ số Apgar 38
2.3.4. Chỉ số Bishop 38
2.4. CÁC PHƯƠNG TIỆN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 39
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 39
2.6. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (ĐTNC) 41
3.1.1. Phân bố về tuổi của sản phụ 41
3.1.2. Phân bố về nghề nghiệp 42
3.1.3. Phân bố theo số lần sinh của sản phụ 42
3.1.4. Tuổi thai 43
3.1.5. Chỉ số ối 43
3.1.6. Liên quan giữa chỉ số ối và tuổi thai 44
3.1.7. Chỉ số Bishop trước khi khởi phát chuyển dạ 44
3.2. KẾT QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ 45
3.2.1. Hiệu quả làm thay đổi chỉ số Bishop sau khi bơm Cerviprime gel45
3.2.2. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công 45
3.2.3. Tỷ lệ đẻ đường âm đạo và cách thức đẻ 46
3.2.4. Thời gian khởi phát chuyển dạ thành công 47
3.2.5. Tỷ lệ sinh đường âm đạo theo thời gian 47
3.2.6. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công theo nhóm tuổi sản phụ. ...48
3.2.7. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công liên quan đến số lần sinh ..48
3.3.8. Liên quan số lần sinh với thời gian khởi phát chuyển dạ 49
3.2.9. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công liên quan đến tuổi thai 49
3.2.10. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công liên quan đến chỉ số Bishop trước khi khởi phát chuyển dạ 50
3.2.11. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công liên quan đến chỉ số ối....50
3.2.12. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công theo màu sắc nước ối 51
3.2.13. Liên quan giữa CSO và cách sinh của sản phụ 51
3.2.14. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công liên quan đến dùng thuốc phối hợp 52
3.2.15. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công liên quan đến dùng
oxytocin phối hợp 52
3.2.16. Tỷ lệ KPCD thành công liên quan đến trọng lượng sơ sinh 53
3.3. TÁC ĐỘNG CỦA DINOPROSTONE 54
3.3.1. Tác động của Dinoprostone lên tần số CCTC 54
3.3.2. Tác động của Dinoprostone lên cường độ CCTC 55
3.3.3. Tình trạng tim thai 56
3.3.4. Điểm Apgar sau 1 phút 56
3.3.5. Điểm Apgar sau 5 phút 57
3.3.6. Các bất thường về CCTC 58
3.3.7. Các tác dụng không mong muốn của Dinoprostone 58
3.3.8. Các tai biến khi dùng Dinoprostone 59
3.3.9. Những nguyên nhân phải mổ lấy thai trong trường hợp thất bại... 59
3.4. LIỀU DINOPROSTONE 60
3.4.1. Tỷ lệ KPCD thành công với hàm lượng Dinoprostone được sử dụng 60
3.4.2. Liên quan số lần sinh và liều Dinoprostone 60
Chương 4: BÀN LUẬN 61
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 61
4.1.1. Đặc điểm về tuổi của sản phụ 61
4.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp của sản phụ 61
4.1.3. Đặc điểm về số lần sinh của sản phụ 62
4.1.4. Đặc điểm về tuổi thai 62
4.1.5. Đặc điểm về chỉ số ối 63
4.1.6. Đặc điểm về chỉ số Bishop trước khi khởi phát chuyển dạ 63
4.2. KẾT QUẢ GÂY CHUYỂN DẠ 64
4.2.1. Thay đổi chỉ số Bishop sau khi bơm Cerviprime gel 64
4.2.2. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công và tỷ lệ thất bại 65
4.2.3. Tỷ lệ đẻ đường âm đạo và cách thức đẻ 66
4.2.4. Thời gian khởi phát chuyển dạ thành công 67
4.2.5. Tỷ lệ sinh đường âm đạo theo thời gian 68
4.2.6. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công với hàm lượng Dinoprostone được sử dụng 68
4.3. TÁC ĐỘNG CỦA DINOPROSTONE 69
4.3.1. Tác động của Dinoprostone lên CCTC 69
4.3.2. Tác động của Dinoprostone lên thai và trẻ sơ sinh 71
4.3.3. Các tác dụng không mong muốn và tai biến của Dinoprostone .... 72
4.3.4. Tỷ lệ mổ lấy thai và những nguyên nhân phải mổ lấy thai trong trường hợp thất bại 73
4.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KPCD 74
4.4.1. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công liên quan với tuổi của sản phụ... 74
4.4.2. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công tính theo số lần sinh 74
4.4.3. Tỷ lệ KPCD thành công tính theo tuổi thai 75
4.4.4. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công tính theo chỉ số Bishop 75
3.4.5. Tỷ lệ KPCD thành công liên quan đến chỉ số ối và màu sắc nước ối
3.4.6. Tỷ lệ KPCD thành công liên quan đến dùng oxytocine và các thuốc giảm co phối hợp 77
4.4.7. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công tính theo trọng lượng sơ sinh

KẾT LUẬN 79
KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
MÃ CAOHOC.00032
Liên hệ quangthuboss@yahoo.com
0904.704.374


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét