Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị triệt căn ung thư trực tràng thấp
Ung thư trực tràng là một trong những bệnh thường gặp và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong bệnh lý ung thư Đại trực tràng. Tỷ lệ mắc bệnh này có xu hướng ngày càng tăng [17], [24], [45], [108]. Tại các nước Âu Mỹ, ung thư Đại trực tràng đứng hàng đầu trong ung thư đường tiêu hoá và có tỷ lệ tử vong cao. Năm 2011, tại Mỹ có 141.000 trường hợp mắc mới ung thư trực tràng và 49.380 ca tử vong [79]. Ở châu Á hàng năm số người bị ung thư Đại trực tràng tăng lên từ 3 - 5%. Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Ung Thư Trung Ương (Hà Nội) tỷ lệ mắc ung thư Đại trực tràng năm 1992 là 5,1/100.000 dân và đến năm 1994 tăng lên 7,5/100.000 dân [50]. Ở các nước phát triển bệnh ung thư Đại trực tràng đứng hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong do ung thư, tuy nhiên ung thư Đại trực tràng vẫn được coi là bệnh có tiên lượng tốt hơn các ung thư khác nói chung [17], [24].
Nguyên tắc điều trị ung thư trực tràng là sự phối hợp của nhiều biện pháp: phẫu thuật, hoá trị, xạ trị và miễn dịch trị liệu, trong đó phẫu thuật đóng vai trũ quyết định. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật ung thư nói chung và ung thư trực tràng nói riêng có hai vấn đề được quan tâm là thời gian sống và chất lượng cuộc sống, trong đó chất lượng cuộc sống ngày càng được các thầy thuốc quan tâm và chú trọng hơn [17], [24], [38].
Cùng với xu thế phát triển chung của phẫu thuật nội soi, trong những năm gần đây phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng đó đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc. Các Nghiên cứu gần đây cho thấy, phẫu thuật nội soi đó đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân như: sớm phục hồi chức năng ruột, giảm mất máu, ít đau sau mổ và thời gian nằm viện khi so sảnh với phẫu thuật mở, kết quả về mặt ung thư học, thời gian sống thêm sau mổ, chất lượng cuộc sống sau mổ cũng cho kết quả tốt hơn, đặc biệt với những ung thư trực tràng cao và ung thư trực tràng giữa. Tuy nhiên, đối với những ung thư trực tràng ở vị trí thấp cách rìa hậu môn ≤ 6cm, chỉ định điều trị phẫu thuật nội soi bảo tồn cơ thắt hay phá hủy cơ thắt đang cũng nhiều vấn đề cần bàn luận [2], [13], [128], [135].
Việc đề ra chỉ định và lựa chọn phương pháp phẫu thuật ung thư trực tràng chủ yếu dựa vào giai đoạn bệnh và vị trí khối u so với rìa hậu môn. Đối với ung thư trực tràng thấp có nhiều phương pháp khác nhau, vấn đề đặt ra là lựa chọn phương pháp nào vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống vừa đảm bảo nguyên tắc trong phẫu thuật ung thư nhằm kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh. [105], [123], [124].
Xuất phát từ những vấn đề trên, để ứng dụng những tiến bộ của thế giới và có những luận cứ khoa học trong điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng thấp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị triệt căn ung thư trực tràng thấp”.
Mục tiêu của đề tài:
1. Nghiên cứu chỉ định phẫu thuật nội soi điều trị triệt căn ung thư trực tràng thấp.
2. Đánh giá kết quả điều trị triệt căn ung thư trực tràng thấp bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
MỤC LỤC
Trang phụ bỡa Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận ỏn
Danh mục cỏc bảng
Danh mục cỏc biểu đồ
Danh mục hỡnh ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giải phẫu trực tràng và hậu mụn 3
1.1.1 Hình thể và cấu tạo 3
1.1.2 Liên quan giải phẫu định khu 5
1.1.3 Mạch máu và thần kinh 5
1.2 Giải phẫu bệnh ung thư trực tràng 9
1.2.1 Đại thể 9
1.2.2 Vi thể 10
1.2.3 Tiến triển tự nhiờn của ung thư trực tràng 12
1.2.4 Xếp giai đoạn bệnh ung thư trực tràng 13
1.3 Chẩn đoán ung thư trực tràng 15
1.3.1 Triệu chứng lâm sàng 15
1.3.2 Triệu chứng cận lâm sàng 16
1.4 Điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng 23
1.4.1 Lịch sử phẫu thuật điều trị ung thư trực tràng 23
1.4.2 Chỉ định và kỹ thuật điều trị bằng các phẫu thuật triệt căn 25
1.4.3 Những phẫu thuật cắt u tại chỗ 29
1.4.4 Phẫu thuật điều trị tạm thời 29
1.4.5 Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng 30
1.5 Các phương pháp điều trị bổ trợ 35
1.5.1 Hoá trị với ung thư trực tràng 35
1.5.2 Xạ trị trong ung thư trực tràng 37
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1 Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.1 Tiờu chuẩn lựa chọn bệnh nhõn 40
2.1.2. Tiờu chuẩn loại trừ 40
2.2 Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.2 Thiết kế mẫu nghiờn cứu 40
2.2.3 Cỏc chỉ tiờu nghiờn cứu 41
2.3 Phương pháp xử lý số liệu 61
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1 Một số đặc điểm của đối tượng nghiờn cứu 62
3.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới 62
3.1.2 Tình hình khám chữa bệnh trước khi vào viện 63
3.1.3 Các triệu chứng lâm sàng 65
3.1.4 Đặc điểm khối u qua thăm trực tràng 65
3.1.5 Các triệu chứng cận lâm sàng 66
3.1.6 Phân chia giai đoạn bệnh 69
3.2 Đặc điểm về phẫu thuật 72
3.2.1 Một số chi tiết kỹ thuật 72
3.2.2 Kết quả sớm sau phẫu thuật 75
3.2.3 Kết quả xa sau phẫu thuật 77
Chương 4: BÀN LUẬN 86
4.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiờn cứu 86
4.1.1 Đặc điểm tuổi, giới 86
4.1.2 Nghể nghiệp và tiền sử 87
4.1.3 Thời gian phỏt hiện triệu chứng đến lỳc vào viện phẫu thuật 88
4.1.4 Cỏc triệu chứng lõm sàng 89
4.1.5 Đặc điểm khối u qua nội soi 92
4.1.6 Đặc điểm cận lõm sàng 95
4.1.7 Đặc điểm giải phẫu bệnh 97
4.1.8 Đánh giá giai đoạn bệnh 99
4.2 Chỉ định phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng thấp 100
4.3 Đỏnh giỏ kết quả phẫu thuật 111
4.3.1 Thời gian phẫu thuật 111
4.3.2 Tai biến và biến chứng 112
4.3.3 Phục hồi chức năng tiểu tiện, tiờu húa sau phẫu thuật 116
4.3.4 Số ngày nằm điều trị 118
4.4 Đánh giá kết quả xa sau phẫu thuật 120
4.4.1 Thời gian sống thờm sau phẫu thuật 120
4.4.2 Tỏi phỏt tại chỗ và di căn sau phẫu thuật 124
4.4.3 Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật 127
KẾT LUẬN 134
DANH MỤC CÁC CễNG TRèNH CễNG BỐ KẾT QUẢ NGHIấN CỨU CỦA LUẬN ÁN 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Mã TONGHOP.00260
Mã TONGHOP.00260
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét